Những câu hỏi đi khám phụ khoa bạn cần biết
Khám phụ khoa là việc rất cần thiết và chị em cần giữ tâm lý thoải mái. Cũng như trả lời đầy đủ những câu hỏi của bác sỹ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những câu hỏi đi khám phụ khoa bạn cần biết.
KHÁM PHỤ KHOA LÀ GÌ?
Khám phụ khoa là hoạt động thăm khám và kiểm tra tổng thể cơ quan sinh sản ở nữ giới. Các cơ quan đó bao gồm âm hộ, âm đạo, buồng trứng, tử cung… để xem có hiện tượng gì bất thường hay không.
Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ có thể xác định sức khỏe sinh sản hiện tại của bạn ở tình trạng nào. Nếu phát hiện bạn đang mắc bệnh lý phụ khoa, phác đồ điều trị sẽ được đưa ra.
Cuộc sống càng hiện đại, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa ngày càng tăng cao. Vì thế thăm khám phụ khoa có thể giúp bạn kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản.
Theo các chuyên gia, các bác gái bắt đầu có kinh nguyệt nên đi khám lần đầu. Đồng thời nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần. Ngoài ra, khi thấy các dấu hiệu bất thường từ vùng kín, bạn cũng nên đặt lịch hẹn khám phụ khoa ngay tại cơ sở y tế.
Khám phụ khoa là một việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với chị em phụ nữ. Khi thăm khám, bạn còn được bác sĩ tư vấn về cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh, hoặc tư vấn tiền hôn nhân, thai sản…
NHỮNG CÂU HỎI ĐI KHÁM PHỤ KHOA CẦN BIẾT?
Khi khám phụ khoa, bác sỹ sẽ hỏi những câu liên quan đến tình hình sức khỏe, sinh hoạt, đời sống sinh lý. Vấn đề này mặc dù nhạy cảm nhưng chị em hãy thẳng thắn chia sẻ, không nên dấu diếm. Tùy vào tình trạng của mỗi người, bác sỹ sẽ đưa ra những câu hỏi khác nhau.
Theo đó, một số câu hỏi đi khám phụ khoa bạn cần biết như:
Một số câu hỏi cá nhân thường gặp
- Họ tên
- Độ tuổi của chị em
- Đã có quan hệ tình dục hay chưa
Những câu hỏi về phụ khoa
- Kinh nguyệt lần đầu khi nào
- Ngày kinh gần nhất
- Chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng
- Có sử dụng biện pháp tránh thai không
- Có gặp vấn đề phụ khoa nào trước đây hay không
- Tiền sử quan hệ tình dục
Các câu hỏi về mang thai và sinh con
- Đã có mấy con rồi, từng phá thai hoặc bị sảy thai, thai ngoài tử cung hay chưa?
- Đã từng nạo buồng tử cung chưa, có để lại biến chứng không
- Khi mang thai có mắc bệnh gì không.
Các câu hỏi về sức khỏe y tế của bản thân và gia đình
- Trong gia đình hoặc bản thân có mắc các bệnh mãn tính, bệnh di truyền hoặc truyền nhiễm nào không?
- Có từng làm phẫu thuật nào không?
>>>> Xem thêm : Bác sĩ tư vấn – Cách tự khám phụ khoa tại nhà
NHỮNG CÂU HỎI ĐI KHÁM PHỤ KHOA BẠN CẦN HỎI BÁC SỸ?
Ngoài những câu hỏi của bác sỹ, chị em cũng hãy thẳng thắn đặt câu hỏi với bác sỹ để được giải đáp thắc mắc.
Một số câu hỏi bạn có thể hỏi bác sỹ khám như sau:
Cần làm các xét nghiệm nào
Sau khi thăm khảm bằng dụng cụ y tế chuyên dụng, bác sỹ có thể chị định bạn làm một số xét nghiệm cần thiết như: soi tươi dịch âm đạo, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu. Lúc này, chị em có thể hỏi bác sỹ về mục đích làm xét nghiệm và chi phí thực hiện.
Nếu bạn cảm thấy không cần thiết, có thể từ chối làm xét nghiệm. Tuy nhiên, thông thường bác chỉ định để giúp kết luận bệnh được chính xác hơn nên chị em hãy yên tâm nhé..
Kết quả thăm khám như thế nào
Khi đã có kết quả thăm khám, bạn nên hỏi bác sỹ về tình trạng bệnh. Có nguy hiểm hay không và các phương pháp điều trị.
Sau khi có kết quả thăm khám, chị em nên hỏi bác sĩ về các thông tin liên quan đến bệnh và chỉ số sức khỏe. Bạn cũng có thể nhờ bác sĩ giải đáp các thông tin như tác hại, biến chứng của bệnh và phương pháp điều trị.
Điều trị bằng phương pháp nào, có những ưu và nhược điểm gì?
Khi được chỉ định phương pháp điều trị, chị em hãy hỏi kỹ hơn về những tác dụng của thuốc hoặc nếu phẫu thuật thì có an toàn hay không. Một số câu hỏi về tác dụng phụ thường gặp, biến chứng khi sử dụng thuốc. Cũng như cách xử lý hiệu quả nhất.
Ngoài ra, nếu phải thực hiện phẫu thuật ngoại khoa, bạn cũng có thể hỏi quy trình thực hiện phương pháp này như thế nào. Những lợi ích và rủi ro của phương pháp đó, trước khi phẫu thuật nên chuẩn bị những gì. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật….
Có phương pháp điều trị nào khác hiệu quả hơn không?
Thông thường, khi đi khám chúng ta thường tuân thủ theo phương pháp chỉ định của bác sỹ mà không hỏi gì thêm. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác tốt hơn. Nhưng vì một vài lý do khác như chi phí cao mà bác sỹ không chỉ định.
Với những bệnh viêm nhiễm phụ khoa, hầu hết có rất nhiều cách điều trị khác nhau, đi kèm với thời gian và hiệu quả hồi phục cũng không giống nhau. Chính vì vậy, bạn hãy hỏi bác sỹ về những phương pháp điều trị khác để có thể lựa chọn phác đồ phù hợp.
Cách phòng bệnh viêm phụ khoa như thế nào?
Đa số các bệnh về vùng kín nữ như; viêm âm đạo, viêm nhiễm do nấm men, polyp cổ tử cung… Có nguy cơ tái phát cao nếu chị em không áp dụng các cách phòng tránh. Vì vậy, bạn hãy hỏi bác sỹ về nguy cơ tái lại bệnh và những phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Ngoài phương pháp điều trị, thì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cũng giúp chị em nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh được bệnh viêm phụ khoa.
Do đó, ngoài những câu hỏi trên, chị em nên hỏi bác sỹ về việc nên kiêng ăn gì và bổ sung những chất dinh dưỡng nào tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hỏi bác sỹ về thời gian kiêng quan hệ tình dục, cách vệ sinh vùng kín…
Thời gian tái khám
Khi đã thực hiện thủ thuật hoặc được kê đơn thuốc, bác sỹ sẽ hẹn bạn tái khám để kiểm tra kết quả điều trị. Cũng như có hướng thay đổi nếu bệnh không tiến triển. Nữ giới cũng nên hỏi bác sĩ cần chuẩn bị gì khi tái khám, thông tin liên hệ khi có triệu chứng bất thường.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐI THĂM KHÁM PHỤ KHOA?
Để giúp việc thăm khám phụ khoa được thuận lợi, các chị em trước khi đi đi thăm khám và khi đã khám xong cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi đi khám phụ khoa, không nên đi khám khi chưa sẵn sàng.
- Chia sẻ với bác sĩ về các dấu hiệu bất thường, thói quen vệ sinh và tần suất quan hệ tình dục,… Để hỗ trợ tìm ra nguyên nhân và xác định rõ tình trạng bệnh
- Trong vòng 48 tiếng trước khi đi khám phụ khoa bạn không nên uống nước, sử dụng băng vệ sinh, không quan hệ tình dục hay sử dụng kem hoặc thuốc bảo vệ trong âm đạo.
- Vệ sinh âm đạo sạch sẽ bằng nước ấm, không thụt rửa sâu bằng các dung dịch có tính kích ứng mạnh
- Không nên đi khám phụ khoa khi đang đến kỳ kinh nguyệt, máu kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, không cho kết quả chính xác. Nên đi khám phụ khoa sau khi đã hết kinh 3 ngày.
- Khi đi khám phụ khoa nên mặc quần áo rộng rãi, thoái mái, không nên mặc quần áo bó sát gây bất tiện khi đi khám.
Bài viết trên đây đã cung cấp những câu hỏi đi khám phụ khoa bạn cần biết. Thăm khám phụ khoa là việc cần thiết, vì vậy chị em cần giữ tâm lý thoái mái và trao đổi thông tin rõ ràng với bác sỹ. Như vậy, việc khám và điều trị bệnh sẽ đạt hiệu quả cao.