Sinh thiết cổ tử cung là gì? Ý nghĩa và những điều cần biết
Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn một số thông tin cơ bản và cần thiết liên quan đến các vấn đề về sinh thiết cổ tử cung. Các bạn hãy cùng theo dõi để biết được sinh thiết cổ tửu cung là gì. Ý nghĩa của xét nghiệm sinh thiết cổ tử cung.
Sinh thiết cổ tử cung là gì?
Sinh thiết cổ tử cung là một thủ thuật phẫu thuật dùng để loại bỏ mô được lấy ra ở cổ tử cung. Đồng thời, thông qua sinh thiết cổ tử cung các bác sĩ sẽ kiểm tra được các dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh ung thư hoặc ung thư cổ tử cung.
Những bệnh nhân sau đây cần phải thực hiện sinh thiết cổ tử cung:
- Sau khi thăm khám phụ khoa hoặc làm Pap smear thấy cơ quan sinh sản có dấu hiệu bất thường.
- Cổ tử cung xuất hiện u nhú giống như u nhú của bệnh sùi mào gà
- Chị em bị mắc bệnh polyp
- Người bệnh bị nghi mắc bệnh ung thư
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của y học, sinh thiết cổ tử cung có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau
- Có thể lấy mô để làm xét nghiệm
- Dùng để hoàn toàn lấy ra các mô bất thường
- Thuốc cũng có thể điều trị các tế bào có thể biến thành ung thư.
Sinh thiết cổ tử cung có những loại nào?
Có 3 loại sinh thiết cổ tử cung được dùng để loại bỏ các mô bất thường từ cổ tử cung của chị em. Bao gồm:
- Cú đấm sinh thiết
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng lưỡi dao tròn trong y tế để lấy một mẫu mô nhỏ từ cổ tử cung .
Cú đấm sinh thiết có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần trên các khu vực khác nhau của cổ tử cung.
- Sinh thiết hình nón
Người bệnh sẽ được bác sĩ gây mê toàn thân. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng dao mổ hoặc tia laser để loại bỏ các mô bất thường từ cổ tử cung.
- Nạo vét tuyến cổ tử cung (ECC)
Với thủ thuật này, các tế bào bất thường sẽ được bác sĩ lấy ra từ ống tuyến cổ tử cung (Khu vực ở giữa cổ tử cung và âm đạo) bằng dụng cụ y tế cầm tay có tên gọi là “nạo”.
Xét nghiệm sinh thiết cổ tử cung là gì?
- Xét nghiệm sinh thiết cổ tử cung là việc làm cần thiết mà chị em phụ nữ nào cũng nên làm. Thông qua hình thức xét nghiệm sẽ giúp chị em phát hiện sớm ra các triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung một cách chính xác nhất. Qua đây sẽ giúp chị em tìm ra được phương pháp hỗ trợ điều trị kịp thời và hiệu quả.
- Xét nghiệm này được thực hiện khi chị em bị loạn sản hoặc tại cổ tử cung xuất hiện các tế bào ung thư.
- Toàn bộ quá trình thực hiện xét nghiệm sinh thiết đều được tiến hành dưới sự hướng dẫn của máy soi. Mục đích là cho kết quả chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung một cách chính xác nhất
- Ngoài việc chẩn đoán bệnh, sinh thiết cổ tử cung còn là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu đối với những chị em sử dụng khoét chóp cổ tử cung sinh thiết.
- Thông qua kết quả mà xét nghiệm sinh thiết cổ tử cung mang lại. Bác sĩ sẽ giúp chị em sẽ tìm ra biện pháp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh một cách hữu hiệu cũng như hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời.
- Bên cạnh đó, xét nghiệm sinh thiết còn giúp bác sĩ chẩn đoán ra các bệnh lí nguy hiểm khác khi có khối u mọc ở cổ tử cung hoặc mụn cóc sinh dục…
Kết quả sinh thiết cổ tử cung
Sau khi tiến hành làm xét nghiệm sinh thiết cổ tử cung. Người bệnh sẽ nhận được kết quả. Đối với mỗi người bệnh, kết quả sinh thiết cổ tử cung sẽ khác nhau.
Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp bôi axit axetic và lugol:
- Nếu như mẫu thử sinh thiết tại âm đạo, cổ tử cung không có dấu hiệu bất thường nổi lên điều đó chứng tỏ bạn không bị bệnh.
- Mẫu thử sinh thiết sẽ cho thấy tế bào bất thường như: Mô bị tổn thương, bị nhiễm trùng, nổi mụn cóc sinh dục… Rất có thể các bạn đã bị ung thư ung thư cổ tử cung hoặc chuẩn bị mắc ung thư cổ tử cung.
Cụ thể như sau:
CIN là chữ viết tắt của tân sinh biểu mô tử cung. Dùng để chấm lượng mô bất thường ở cổ tử cung.
Nếu CIN = 1 tức là lượng mô bị trục trặc ít. Điều này cho thấy nguy cơ bị ung thư khá là thấp.
Trường hợp CIN= 2 lượng mô bất thường nhiều hơn. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy bản có thể bị ung thư cổ tử cung.
Còn nếu CIN = 3, số lượng mô bất thường chiếm tỷ lệ lớn. Đây là dấu hiệu cho biết bạn đang bị ung thư cổ tử cung ở mức độ nghiêm trọng.
Một số lưu ý khi làm sinh thiết cổ tử cung
Để giúp kết quả sinh thiết cổ tử cung được chính xác nhất và không xảy ra những sai sót nào khi thực hiện. Trước khi làm sinh thiết cổ tử cung chị em cần lưu ý những vấn đề sau:
Trước khi làm sinh thiết cổ tử cung
- Nếu đang thắc mắc vấn đề nào đó, bạn hãy trao đổi trực tiếp với bác sỹ đẻ được tư vấn.
- Bạn cần ký cam kết tự nguyện đồng ý thực hiện sinh thiết cổ tử cung
- Thông thường, nếu người bệnh thực hiện sinh thiết đơn giản thì không cần phải nhịn ăn. Trường hợp cần phải gây mê thì quy trình chuẩn bị sẽ cầu kỳ hơn.
- Nếu chị em đang mang thai hoặc đang nghi ngờ mang thai, hãy thông báo cho bác sỹ để được hỗ trợ.
- Trao đổi với bác sỹ nếu bạn bị mẫn cảm hay dị ứng với thuốc, băng dính…
- Nếu bạn đang mang thai hay nghi ngờ bản thân có thai, cần thông báo ngay cho bác sỹ.
- Thông báo với bác sỹ về những loại thuốc bạn đang sử dụng.
- Nếu bạn có tiền sử bị rối loạn đông máu hay đang dùng các loại thuốc có tác dụng đông máu cũng hay chia sẻ với bác sỹ.
- Trước 24h thực hiện sinh thiết cổ tử cung, chị em tuyệt đối không được thụt rửa âm đạo, dùng thuốc đặt âm đạo, …
- Kiêng quan hệ tình dục trước khi làm sinh thiết cổ tử cung trong vòng 24h.
- Cần chuẩn bị băng vệ sinh để dùng sau khi làm sinh thiết.
- Tuân thủ các hướng dẫn của bác sỹ.
Thời điểm tốt nhất để thực hiện sinh thiết cổ tử cung là sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt khoảng một tuần,
Sau khi thực hiện sinh thiết cổ tử cung
Sau khi sinh thiết cổ tử cung việc chăm sóc và thời gian phục hồi sẽ tùy thuộc vào kỹ thuật sinh thiết. Đối với những chị em làm sinh thiết đơn giản, bạn chỉ cần nghỉ ngơi một lúc và có thể về nhà.
Ngoài ra, chị em cần ghi nhớ những cách chăm sóc sức khỏe sau khi sinh thiết như sau:
- Cần sử dụng băng vệ sinh sau khi sinh thiết. Do nhiều người có thể bị chảy máu khi làm kỹ thuật này.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa âm đạo.
- Kiêng quan hệ ít nhất 1 tuần sau khi làm sinh thiết.
Thêm nữa, nếu sau khi làm sinh thiết xuất hiện những bất thường dưới đây, bạn hãy thông bác cho bác sỹ để được khắc phục kịp thời.
- Ra máu vùng kín
- Có mùi hôi khó chịu
- Sốt
- Đau bụng dữ dội.
Chị em cần tuân thủ theo hướng dấn của bác sỹ và tái khám theo lịch hẹn. Để có kết quả tốt nhất.
Vừa rồi là sự chia sẻ những thông tin về sinh thiết cổ tử cung. Hy vọng sẽ hữu ích cho chị em trong việc lựa chọn hình thức thăm khám phù hợp, phát hiện sớm ra bệnh ung thư cổ tử cung để có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.