Hẹp bao quy đầu ở trẻ điều [BẮT BUỘC] cha mẹ phải biết?
Hẹp bao quy đầu là căn bệnh rất phổ biến ở trẻ em nam. Tuy nhiên, hiện nay nhiều bậc phụ huynh vẫn còn chưa nắm rõ được các triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ. Khiến cho bệnh phát triển và gây ra nhiều nguy hại.
Dưới đây, các chuyên gia nam khoa hàng đầu sẽ thông tin về bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ. Bố mẹ hãy tham khảo để có thể phát hiện bệnh sớm cho con và chữa trị kịp thời.
HẸP BAO QUY ĐẦU LÀ GÌ?
Bao quy đầu là lớp da bao bọc bên ngoài dương vật nam giới. Chức năng của bộ phận này là giúp giữ ẩm cho quy đầu và phòng tránh các tác nhân có hại (vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng…). Từ môi trường bên ngoài tấn công và gây bệnh ở cơ quan sinh dục.
Hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ em và cả người lớn thường được chia thành 2 loại:
- Chít hẹp hoàn toàn: Là tình trạng lớp da bao quy đầu bó chặt lại toàn bộ bao quy đầu, không lộn xuống được.
- Bán chít hẹp: Là tình trạng bao quy đầu bó chặt phần đầu “cậu nhỏ” và có thể lộn lại nhưng rất khó khăn.
Trong y học, các nhà khoa học gọi tên tình trạng này là Phimosis.
Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có phải bẩm sinh?
Nhiều người thường cho rằng, hẹp bao quy đầu là bệnh bẩm sinh. Điều này là không sai. Bởi theo nhiều nghiên cứu khoa học. Có tới 96% trẻ sơ sinh nam khi chào đời đã bị hẹp bao quy đầu.
Theo thời gian, tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ 2 tuổi sẽ giảm dần. Do lớp bao da bao quy đầu được tách ra khỏi dương vật và tự lột xuống. Tuy nhiên, số trẻ bị hẹp bao quy đầu vẫn ở mức cao.
Các bác sĩ thường chia bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ thành 2 dạng gồm:
- Hẹp bao quy đầu sinh lý (bẩm sinh): Là do sự phát triển bình thường của các kết dính bẩm sinh giữa bao quy đầu và quy đầu. Chiếm hầu hết các trường hợp,
- Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Là trường hợp bị hẹp bao quy đầu do bị dính sau khi viêm nhiễm, gây sẹo xơ. Ít gặp hơn (<16%).
Việc phân biệt 2 dạng hẹp bao quy đầu này là cần thiết. Bởi với mỗi dạng sẽ có sự can thiệp phù hợp. Do đó, các bậc phụ huynh khi đưa trẻ đi khám sức khỏe. Có thể nhờ bác sĩ kiểm tra giúp tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh để có sự nhận biết kịp thời.
CÁCH NHẬN BIẾT HẸP BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ
Trẻ nhỏ không thể tự nhận biết được tình trạng hẹp bao quy đầu. Trong khi đó, căn bệnh này có thể gây ra nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng đến những hoạt động sinh hoạt thường ngày cũng như tâm lý của trẻ.
Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần chú ý những biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục của bé. Có như vậy, bố mẹ mới có thể phát hiện sớm được các triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ thường gặp như:
- Phần bao da quy đầu không tuột xuống khỏi quy đầu. Và không để lộ quy đầu ngay cả khi “cậu nhỏ” cương cứng.
- Chỉ để lộ ra một phần nhỏ để nước tiểu chảy ra ngoài
- Khi đi tiểu một phần nước tiểu vẫn đọng lại ở dưới da bao quy đầu. Vì vậy phần bao quy đầu sẽ bị căng phồng.
- Trẻ phải gồng mình, đỏ mặc khi đi tiểu. Dòng nước tiểu nhỏ, yếu.
- Trẻ bị đau khi đi tiểu nên có thể quấy khóc, biếng ăn
- Khi chất cặn bã tích lại nhiều có thể khiến bao quy đầu sưng phồng, tấy đỏ, đau đớn.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế. Tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ nên được xử lý càng sớm càng tốt. Bởi nó có thể gây ra rất nhiều sự nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Cũng như sự phát triển của dương vật.
Do đó, nếu bố hoặc mẹ phát hiện trẻ có các triệu chứng hẹp bao quy đầu như trên. Thì nên đưa trẻ đi khám để áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp.
Hẹp bao quy đầu gây hại gì cho trẻ?
Hẹp bao quy đầu ảnh hưởng gì đối với trẻ nhỏ? Đây luôn là thắc mắc của nhiều phụ huynh có con nhỏ mắc bệnh hẹp bao quy đầu. Bởi không ít ý kiến cho rằng bệnh lý này không quá nguy hại và không cần phải xử lý.
Trên thực tế, bệnh hẹp bao quy đầu ở người lớn và cả trẻ nhỏ. Đều có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe và chức năng hoạt động của cơ quan sinh dục.
Nếu không được khắc phục sớm, hẹp bao quy đầu ở trẻ có thể gây ra những tác hại sau:
-
Gây khó khăn cho việc vệ sinh
Phần da bao quy đầu bị bó hẹp, khó lộn xuống sẽ khiến cho việc vệ sinh bên trong quy đầu gặp phải khó khăn. Nếu muốn loại bỏ các chất bẩn bên trong. Bố mẹ phải dùng tay để kéo lớp da này xuống. Điều này có thể khiến trẻ bị đau. Thậm chí là gây tổn thương ở lớp da bao quy đầu.
-
Dễ dẫn tới viêm bao quy đầu
Khi việc vệ sinh ở bao quy đầu bị khó khăn. Các chất cặn bẩn và cả nước tiểu còn sót lại sẽ bị tích tụ lại phía bên trong lớp da quy đầu. Đây chính là môi trường thuận lợi để cho các loại vi khuẩn, nấm, … Có hại xâm nhập, phát triển và gây viêm nhiễm bao quy đầu.
-
Kìm hãm sự phát triển của dương vật
Khi phần da bao quy đầu cuộn quá chặt vào đầu dương vật. Nó sẽ khiến cho dương vật không nhận được các kích thích ở bên ngoài để phát triển. Chính vì vậy, trẻ em nam bị hẹp bao quy đầu thường khi trưởng thành sẽ có kích thước. “Cậu nhỏ” bé hơn so với những người bình thường hoặc đã được chữa trị.
-
Ảnh hưởng đến khả năng sinh lý
Đây là sự ảnh hưởng về sau khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành. Bao quy đầu bị hẹp làm cho niêm mạc ở dương vật bị kích thích ít hơn. Cũng vì thế mà thần kinh cảm giác ở niêm mạch nhạy cảm hơn. Do đó, dễ mắc bệnh xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, yếu sinh lý, …. Nếu để tình trạng này kéo dài có nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn.
-
Gây ra các bệnh lý nguy hiểm
Bệnh hẹp bao quy đầu còn có thể gây ra nhiều bệnh lý khác cho nam giới. Một trong số đó chính là bệnh ung thư dương vật, vô cùng nguy hiểm.
Hẹp bao quy đầu có thể điều trị dứt điểm bằng nhiều biện pháp khác nhau. Và việc chữa trị cho trẻ càng sớm thì sẽ giúp hạn chế được các biến chứng nguy hiểm kể trên.
CÁCH CHĂM SÓC KHI TRẺ BỊ HẸP BAO QUY ĐẦU
Cách chăm sóc trẻ bị hẹp bao quy đầu như thế nào cho đúng? Có lẽ rất nhiều ông bố, bà mẹ đang loay hoay với vấn đề này.
Theo các bác sĩ nam khoa, hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh thường chưa gây ra bất cứ sự ảnh hưởng gì đối với trẻ. Bởi lúc này lớp da bao quy đầu còn dính vào quy đầu. Tuy nhiên theo thời gian, khi trẻ được khoảng 1 tuổi. Lớp bao da quy đầu sẽ tự tuột ra và nó sẽ bình thường khi trẻ được 4 tuổi hoặc muộn hơn.
Các bậc phụ huynh cần chú ý vấn đề vệ sinh cơ quan sinh dục cho trẻ để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm gây hẹp bao quy đầu bệnh lý.
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Các mẹ nhớ thay tã thường xuyên, tránh để trẻ bị hăm tã, gây kích ứng da. Chú ý rửa sạch cơ quan sinh dục trẻ khi tắm mỗi ngày.
- Không nên cố gắng tuột mạnh lớp da bao quy đầu của bé. Vì điều này có thể gây rách, xước hay chảy máu ở bao quy đầu. Dễ dẫn đến xơ hóa và hẹp bao quy đầu bệnh lý.
- Mẹ chỉ nên kéo nhẹ nhàng bao quy đầu của trẻ xuống. Khi lớp da này được tuột xuống một phần hoặc hoàn toàn. Hãy rửa sạch bên trong và lau khô bằng khăn mềm.
- Sau khi vệ sinh xong, mẹ cần kéo bao quy đầu của trẻ trở lại trạng thái bình thường, phủ lên đầu dương vật. Nếu không, nó có thể gây thắt nghẹt bao quy đầu, dẫn tới phù nề, sưng đỏ, thậm chí là hoại tử.
Với những trẻ lớn hơn
Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ cách tự vệ sinh bạn nhỏ đúng cách. Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau khi đi tiểu, tiểu khó, … Thì hãy cân nhắc việc đưa trẻ đi thăm khám.
+ Chú ý những mảng trắng đưới da bao quy đầu
Một vấn đề mà các bố, các mẹ cần lưu ý. Đó là ở giữa bao quy đầu và quy đầu có một lớp dịch ẩm. Giúp “bóc tách” tự nhiên để bao quy đầu có thể tuột lên hay kéo xuống.
Trong lớp dịch này có các tế bào biểu mô của bao quy đầu tróc ra. Chúng tích tụ thành những mảng trắng, bám bảo lớp da bên trong bao quy đầu. Những mảng trắng này có thể dễ dàng rửa sạch bằng nước.
Tuy nhiên, nếu những mảng trắng này không được loại bỏ, nó có thể gây viêm bao quy đầu. Khiến trẻ bị ngứa, khó chịu, sưng đau dương vật. Về lâu dài nó có thể hình thành bựa sinh dục và dẫn tới ung thư.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Trẻ bị hẹp bao quy đầu như thế nào thì mới nên đi khám bác sĩ? Theo đó, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám khi có các triệu chứng sau:
- Dương vật bị ngứa, đỏ và sưng
- Trẻ tiểu khó, phải rặn
- Trẻ bị hẹp bao quy đầu có mủ
- Bao quy đầu bị phồng lên khi trẻ đi tiểu
- Trẻ bị sốt kéo dài không tìm ra nguyên nhân gây sốt thông thường.
Để được tư vấn thêm. Hãy gọi Hotline: 0969 668 152 hoặc chat với bác sĩ TẠI ĐÂY!!!
HƯỚNG ĐIỀU TRỊ HẸP BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ NHỎ
Theo các bác sĩ chuyên gia Nam học cho biết: Trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu chữa như thế nào? Còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ và độ tuổi của trẻ.
Một số phương pháp chính thường được áp dụng đối khi bị hẹp bao quy đầu ở trẻ có thể kể đến như: Nong bao quy đầu, bôi thuốc mữo hay cắt bao quy đầu…
Nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu hẹp bao quy đầu. Bố mẹ có thể áp dụng phương pháp nong bao quy đầu để cải thiện bệnh lý này cho trẻ.
Đây là phương pháp dùng tay kéo giãn bao quy đầu để lớp da bao quy đầu có thể giãn ra và tuột được xuống.
Các bậc phụ huynh có thể thực hiện phương pháp này bằng cách kéo căng da quy đầu của bé theo chiều ngang. Tới khi thấy phần da giãn ra thì dùng 2 tay kéo phần da về phía trước. Sau đó kéo ngược về sau, nên thực hiện nhẹ nhàng khi bé đau thì dừng lại. Thực hiện ngày 2-3 lần và sẽ thấy có hiệu quả trong vòng 2-3 tháng.
Ưu điểm của phương pháp này là không gây ra những tổn thương tại chỗ, đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì và có thể gây đau cho trẻ ở giai đoạn mới bắt đầu.
Sử dụng thuốc mỡ lột bao quy đầu
Bôi thuốc để chữa hẹp bao quy đầu cũng là một cách đơn giản giúp hỗ trợ điều trị bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ. Hiện nay, thuốc để chữa hẹp bao quy đầu cho trẻ thường là thuốc mỡ bôi ngoài da. Loại thuốc này có chứa corticosteroid với hàm lượng 0,1% dexamethasone. Có tác dụng làm giãn bao quy đầu khiến chúng tuột xuống.
Bố mẹ khi dùng thuốc nên bôi cả mặt trong và mặt ngoài bao quy đầu của trẻ đều đặn ngày 2 lần trong vòng 6 tuần.
Biện pháp này có ưu điểm không gây đau đớn, rẻ tiền, dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, sau khi điều trị 3 tháng nếu không thấy có hiệu quả thì nên sử dụng biện pháp khác.
Cắt bao quy đầu cho trẻ
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật ngoại khoa sử dụng các dụng cụ y tế chuyên dụng để loại bỏ lớp da bao quy đầu thừa ở dương vật. Đây được xem là phương pháp giúp điều trị triệt để bệnh hẹp bao quy đầu ở người lớn và cả trẻ nhỏ.
Khi nào cần cắt bao quy đầu cho trẻ? Trên thực tế, cắt bao quy đầu thường không cần thiết trong điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh. Phương pháp này thường được chỉ định cho những trẻ em trên 8 tuổi hoặc gặp phải các vấn đề sau:
- Bị hẹp bao quy đầu bệnh lý
- Bị viêm bao quy đầu nặng hoặc tái phát.
- Đã áp dụng các biện pháp điều trị khác nhưng thất bại
- Bị nghẹt bao quy đầu, không thể tuột lên về bình thường
- Nhiễm trùng tiểu tái phát do hẹp bao quy đầu
Lưu ý: Cắt bao quy đầu là thủ thuật ngoại khoa. Do đó, nếu muốn cho trẻ áp dụng biện pháp điều trị này an toàn. Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các địa chỉ cắt bao quy đầu uy tín. Nơi có các bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm, cùng các thiết bị y tế và phương pháp điều trị hiện đại. Có như vậy, thì việc cắt bao quy đầu mới được tiến hành thuận lợi, không bị biến chứng, gây nguy hại cho trẻ.
Trên đây là những thông tin liên quan đến căn bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ. Vì đây là một bệnh lý bẩm sinh nên rất nhiều bố mẹ không quá để tâm đến vấn đề này. Điều này dễ khiến cho trẻ bị viêm nhiễm hay ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật. Do đó, các bố, các mẹ ngoài quan tâm đến sức khỏe con trẻ. Thì cũng nên bổ sung thêm những kiến thức cần thiết về các bệnh lý thường gặp ở trẻ như: Hẹp bao quy đầu để có cách xử lý và điều trị kịp thời, mang lại hiệu quả cao.