[Bật mí] Những điều THÚ VỊ bạn chưa biết về kinh nguyệt
Kinh nguyệt là gì, chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày, máu kinh chảy ra từ đâu, đặc điểm của ngày đèn đỏ lần đầu trông như thế nào, những thay đổi của kinh nguyệt cảnh báo điều bất thường? … Tất cả sẽ được chúng tôi bật mí những điều bạn chưa biết về kinh nguyệt. Cùng tìm hiểu nhé!
Khi nhắc đến kinh nguyệt nhiều người thường nghĩ rằng đây chỉ là hiện tượng ra máu hàng tháng ở nữ giới. Nhưng xung quanh vấn đề này còn có vô vàn những bí mật mà chúng ta chưa khám phá hết. Việc hiểu rõ hơn về kinh nguyệt là cách giúp các bạn gái hiểu rõ về cơ thể mình hơn để từ đó có những sự điều chỉnh hợp lý giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Kinh nguyệt là gì – Những điều chị em cần biết
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý có tính chu kỳ ở nữ giới. Đây là tập hợp các thay đổi định kỳ tự nhiên xảy ra ở tử cung và buồng trứng nữ giới hàng tháng. Nó có chức năng hỗ trợ cho việc sản sinh trứng và chuẩn bị môi trường ở tử cung để đón trứng đã tụ tinh và mang thai.
Theo đó, trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, trứng trong buồng trứng nữ giới sẽ rụng xuống. Nếu nó gặp được trứng sẽ xảy ra quá trình thụ tinh. Còn trong trường hợp sự thụ tinh không xảy ra, lớp nội mạc tử cung sẽ bong ra và tạo ra hiện tượng kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu tuổi dậy thì và kết thúc khi mãn kinh
Mọi nữ giới đều có kinh nguyệt. Thời kỳ kinh nguyệt đầu tiên thường xảy ra trong độ tuổi dậy thì từ 12 – 17. Nhưng nó cũng có thể đến sớm hơn, từ lúc các bé gái mới chỉ 8 – 9 tuổi. Đây vẫn được xem là điều bình thường.
Hiện tượng này sẽ kéo dài định kỳ hàng tháng trong khoảng 40 năm. Cuối cung nó sẽ kết thúc sau thời kì mãn kinh, khoảng 50 tuổi.
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày? Trung bình một chu kỳ kinh khoảng 28 ngày
Độ dài kỳ kinh nguyệt ở nữ giới được tính từ ngày kinh đầu tiên của tháng này cho đến ngày kinh đầu tiên của tháng tiếp theo.
Trên thực tế dù mọi nữ giới đều có kinh nguyệt nhưng độ dài kỳ kinh ở mỗi người là khác nhau. Trung bình chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới là 28 ngày. Nó thường dao động trong khoảng từ 21 – 35 ngày ở người lớn và 21 – 45 ngày ở những bé gái mới dậy thì.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của các bác sĩ, độ dài kỳ kinh nguyệt ở nữ giới thường bị tác động bởi các yếu tố như cơ địa, tuổi tác hay các bệnh lý trong cơ thể.
Lượng máu mất do chu kỳ khoảng 150ml
Theo nghiên cứu, tổng lượng máu trung bình mà nữ giới bị mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt (bao gồm cả phần máu đông) trong khoảng 150ml. Nó có xu hướng ra nhiều ở những ngày đầu và giảm dần cho đến khi sạch kinh.
Nếu trong trường hợp tổng lượng máu nhiều hơn 200ml thì đây là một dấu hiệu bất thường mà các chị em cần lưu ý để đi thăm khám và kiểm tra kịp thời.
Chu kỳ kinh nguyệt trải qua 4 giai đoạn
Trên thực tế, cơ chế hoạt động của một chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới thường được chia thành 4 giai đoạn chính gồm:
- Giai đoạn hành kinh: Là giai đoạn nữ giới bị ra máu ở âm đạo do không xảy ra sự thụ tinh. Máu và các chất nhầy bên trong tử cung bị đẩy ra bên ngoài cơ thể qua các cơn co bóp tử cung.
- Giai đoạn nang trứng: Buồng trứng sẽ tiết ra progesterone và estrogen để khiến nội mạc tử cung tăng lên. Đồng thời, các tế bào trứng đang phát triển bên trong nang trứng sẽ bắt đầu quá trình nhân đôi, hình thành noãn bào.
- Giai đoạn rụng trứng: Các nang trứng trội bị vỡ ra và đẩy vào bên trong ống dẫn trứng.
- Giai đoạn hoàng thể: Các nang trứng sau khi vỡ ra sẽ phát triển thành hoàng thể và tiết ra progesterone và estrogen. Chúng sẽ khiến cho nội mạc tử cung dày hơn để chuẩn bị cho việc mang thai và làm ức chế các hormone tuyến yên giúp ngăn chặn sự phát triển của các nang khác.
Trong trường hợp sự thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc bên trong tử cung sẽ bị bong tróc và đẩy ra ngoài tạo thành máu kinh. Và chu kỳ kinh nguyệt sẽ lặp lại theo trình tự trên.
Chu kỳ kinh thay đổi trong suốt cuộc đời
Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ thay đổi theo từng giai đoạn. Khi mới bắt đầu, các bạn có thể dự báo được chính xác ngày “đèn đỏ” ở tháng kế tiếp. Tuy nhiên điều này sẽ dần thay đổi theo thời gian. Càng lớn tuổi, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới càng bị rút ngắn lại. Đây là điều hết sức bình thường mà các chị em không cần phải lo lắng.
Nhưng nếu trong trường hợp bạn bỗng dưng bị ra máu kinh nhiều hơn, kì kinh kéo dài bất thường hoặc bị chậm kinh nhiều ngày thì hãy đến gặp bác sĩ để tư vấn.
Máu kinh nguyệt không giống với máu bình thường
Máu kinh là một dịch lỏng màu đỏ trôi từ tử cung ra ngoài âm đạo trong chu kỳ kinh nguyệt. Khác với việc chảy máu ở các vị trí khác trên cơ thể, máu kinh không hoàn toàn chỉ có mỗi máu mà nó còn trộn lẫn với nhiều yếu tố khác.
Trên thực tế, máu kinh bao gồm 50% máu được trộn lẫn với các chất nhầy và màng rụng của niêm mạc tử cung bị bong ra. Kèm với đó là các tế bào ở cổ tử cung và âm đạo. Đó là nguyên nhân khiến các bạn gái thấy máu kinh hơi lợn cợn, có các mảnh vụn hay mảng nhầy nhỏ.
Ngoài ra, đặc trưng của máu kinh có màu đỏ thẫm và là dạng máu không đông. Do đó nếu bạn thấy máu kinh có màu đỏ tươi, có các cục máu đông thì đó là biểu hiện của tình trạng chảy máu ở cơ quan sinh sản. Và việc thăm khám phụ khoa lúc này là điều rất cần thiết.
Triệu chứng kinh nguyệt không chỉ là ra máu kinh
Trên thực tế, khi có kinh nguyệt, ngoài hiện tượng ra máu ở âm đạo, các bạn gái còn gặp phải nhiều triệu chứng khác như:
- Ngực sưng đau
- Mặt nổi mụn
- Đau bụng dưới
- Đau lưng
- Thay đổi khẩu vị ăn uống, thèm ăn
- Đau đầu, khó ngủ
- Căng thẳng, dễ bị kích thích, tâm trạng thay đổi liên tục
- Tiêu chảy
- …
Tùy vào từng người mà các dấu hiệu trong kỳ kinh sẽ có sự khác nhau cũng như mức độ biểu hiện cũng không giống nhau.
Kinh nguyệt bị tác động bởi thời tiết
Một số nghiên cứu cho thấy thời tiết có thể tác động tới chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Theo đó, vào những ngày nắng nóng, khi nữ giới tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời trước thời điểm rụng trứng thì sẽ có thể có kỳ kinh nguyệt ngắn hơn bình thường.
Ngược lại vào mùa lạnh, nữ giới sẽ có xu hướng ra nhiều máu kinh hơn, kì kinh nguyệt kéo dài hơn và có các cơn đau bụng kinh mạnh hơn.
Kinh nguyệt có thể làm thay đổi giọng nói của người phụ nữ
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Etthology cho thấy, nam giới khi được nghe các bản thu tiếng nói của người phụ nữ trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt có thể đoán được người phụ nữ đó có đang trong thời kỳ kinh nguyệt hay không. Lý do là bởi giọng nói của nữ giới trong những ngày hành kinh thường nặng và dữ hơn so với bình thường.
Nữ giới sẽ có ham muốn cao hơn khi có kinh nguyệt
Nếu như trong giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt, sự suy giảm progesterone trong cơ thể nữ giới khiến các chị em ít có nhu cầu tình dục. Tuy nhiên, sau một hai ngày, sự ham muốn này sẽ tăng lên rất nhiều, khiến cho các chị em cảm thấy hứng thú với chuyện “chăn gối” hơn.
Nam giới sẽ thấy phụ nữ hấp dẫn hơn trong thời kỳ rụng trứng
Một vài nghiên cứu khoa học cho thấy, nhiều nam giới khi ngửi mùi hương từ chiếc áo của người phụ nữ đang trong quá trình rụng trứng sẽ khiến lượng testosterone gia tăng, gây cảm giác kích thích hơn. Điều này không xảy ra ở các thời kỳ khác trong chu kỳ.
Phát hiện này cho thấy, nam giới thường có ham muốn tình dục cao hơn với những nhữ giới đang trong thời kỳ rụng trứng.
Tâm lý căng thẳng có thể khiến cho chu kỳ kinh nguyệt không ổn định
Tâm lý có liên quan mật thiết tới chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Nếu như các chị em luôn ở trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi kéo dài thì sẽ khiến cho kỳ kinh nguyệt bị rối loạn bất thường. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng giảm cân hay một số thay đổi khác.
Các bạn cần đến gặp bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều tháng liền để có cách khắc phục kịp thời.
Thời gian có kinh không phải là thời kỳ an toàn để tránh thai
Nhiều bạn gái cho rằng việc quan hệ tình dục khi có kinh nguyệt sẽ không thể mang thai. Nhưng điều này là không chuẩn xác. Trên thực tế, thời gian có kinh không phải an toàn như bạn vẫn tưởng.
Bạn hoàn toàn có khả năng mang thai bởi tinh trùng có thể sống sót trong cơ thể nữ giới tới 3 ngày. Và nếu bạn rụng trứng sớm thì khả năng mang thai vẫn có thể xảy ra. Hoặc đôi khi nhiều chị em bị nhầm lẫn tình trạng ra máu khi rụng trứng với ra máu kinh. Việc quan hệ trong thời điểm này rất nhạy cảm và dễ dẫn tới khả năng đậu thai thành công.
Ra máu khi uống thuốc tránh thai không phải là dấu hiệu có kinh
Sau khi sử dụng thuốc tránh thai, nhiều người sẽ gặp phải tình trạng ra máu vùng kín trong nhiều ngày. Không ít chị em nhầm tưởng đây là hiện tượng ra máu kinh nguyệt. Nhưng trên thực tế đây không phải là dấu hiệu của kinh nguyệt.
Bởi thuốc tránh thai sẽ làm ngăn cản sự rụng trứng nhưng không ngăn được sự hình thành lớp niêm mạc tử cung hàng tháng. Việc chảy máu sau khi dụng thuốc tránh thai là phản ứng của cơ thể đối với tình trạng thiếu hormone do các tuần sử dụng thuốc trước đó.
Có thể bạn quan tâm tới chủ đề
[Chia sẻ] 7 Dấu hiệu kinh nguyệt bất thường – cảnh báo bệnh PK
[Áp dụng ngay] 15 Cách làm có kinh sớm hơn 1 tuần đớn giản hiệu quả
Như vậy với những thông tin trên đây, chắc hẳn nhiều chị em khám phá nhiều sự bất ngờ của chu kỳ kinh nguyệt. Mong rằng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp cho các bạn hiểu hơn vì kì nguyệt san của mình. Đặc biệt trong trường hợp bạn gặp phải các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều. Hãy đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được các chuyên gia kiểm tra và hỗ trợ tư vấn.