Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Bác sĩ tư vấn – Cách tự khám phụ khoa tại nhà

Bác sĩ tư vấn – Cách tự khám phụ khoa tại nhà

Khám phụ khoa là điều rất cần thiết để phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng kín. Đây là cơ sở để chẩn đoán các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản. Vậy khám phụ khoa tại nhà được không? Cách tự khám phụ khoa tại nhà như thế nào? Đó chính là quan sát để nhận biết sự thay đổi bất thường ở vùng kín và các cơ quan sinh sản. Cụ thể là:

Hướng dẫn tự khám phụ khoa tại nhà qua những biểu hiện bất thường

khám phụ khoa tại nhà

Quan sát sự thay đổi của khí hư

Khí hư hay còn gọi là dịch âm đạo là một hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới. Khí hư được tiết ra mỗi ngày, nó có vai trò làm ẩm và làm sạch âm đạo. Bình thường khí hư có màu trắng trong như lòng trứng gà, không mùi hoặc hơi tanh. Vì khí hư bất thường là biểu hiện của các bệnh phụ khoa. Các dấu hiệu đó là: Khí hư dạng bột hoặc dính đặc, khí hư có mùi hôi, màu sắc khí hư thay đổi sang vàng, xám hoặc xanh.

Nhận biết các biểu hiện bất thường ở vùng kín

Bạn có thể tự khám phụ khoa tại nhà bằng việc theo dõi những biểu hiện bất thường ở vùng kín như ngứa ngáy, mọc mụn, đau rát khi quan hệ. Đây là biểu hiện của bệnh viêm nhiễm sinh dục do các tác nhân như nấm và vi khuẩn hoặc trùng roi gây ra. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn hoặc vệ sinh vùng kín không đảm bảo.

Triệu chứng đau rát khi quan hệ cảnh báo bệnh khô âm đạo hoặc các bệnh viêm nhiễm trùng hay u xơ tử cung. Bên cạnh đó, người bệnh còn dễ bị đau vùng chậu trong những lần quan hệ.

Nhận biết triệu chứng rối loạn tiểu tiện

Cách tự khám phụ khoa tại nhà rất dễ bằng việc theo dõi biểu hiện rối loạn tiểu tiện bất thường. Các triệu chứng đi tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần là biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm sinh dục. Các bệnh lý này cũng kèm theo các dấu hiệu khác như khí hư mùi hôi, chảy máu âm đạo bất thường.

Quan sát các biểu hiện bất thường khi quan hệ tình dục

Đau rát và chảy máu khi quan hệ tình dục thường là biểu hiện của các bệnh ở cổ tử cung như viêm lộ tuyến cổ tử cung hoặc viêm cổ tử cung. Các bệnh lý này thường kèm theo biểu hiện khác như: khí hư ra nhiều có mùi hôi, đau vùng bụng dưới, đi tiểu buốt tiểu rắt… Đôi khi người bệnh cũng bị chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, máu kinh có thể màu đen. Bạn cũng nên lưu ý rằng những biểu hiện này cũng là triệu chứng của ung thư cổ tử cung.

Khám phụ khoa tại nhà bằng việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Cách dễ dàng nhất để khám phụ khoa tại nhà là theo dõi chu kỳ kinh nguyệt. Với những chị em khỏe mạnh, chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra đều đặn theo chu kỳ từ 28 đến 35 ngày. Máu kinh chảy trong 3 đến 5 ngày và mất đi từ 60 đến 150 ml máu. Tất cả những biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt đều cạnh và các vấn đề sức khỏe phụ khoa.

Cụ thể là:

Vô kinh

Vô kinh có hai trường hợp như sau:

  • Vô kinh nguyên phát: Sau 18 tuổi mà chưa có kinh nguyệt
  • Vô kinh thứ phát: Đột nhiên không có kinh nguyệt từ 3 đến 6 tháng

Vô kinh thường là biểu hiện về sự bất thường ở sự phát triển của cơ quan sinh dục. Đó có thể là sự phát triển không hoàn thiện ở tử cung, buồng trứng. Vấn đề này có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản.

Rong kinh, rong huyết

Rong kinh rong huyết là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên một tuần, lượng máu kinh ra nhiều và máu kinh không đông. Có trường hợp rong kinh kéo dài cả 15 ngày.

Rong kinh kéo dài như vậy gây mất nhiều máu, khiến bạn hoa mắt chóng mặt mệt mỏi. Một số trường hợp có thể bị sốt. Ngoài ra vùng kín luôn ẩm ướt làm tăng nguy cơ viêm nhiễm sinh dục.

Nguyên nhân gây rong kinh có thể do lượng estrogen quá cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn. Lớp nội mạc tử cung không được nuôi dưỡng đầy đủ, dần hoại tử và bong ra. Điều này dẫn đến chảy máu kéo dài, còn gọi là rong kinh do hormone.

Thống kinh

Đây là tình trạng các triệu chứng trước chu kỳ kinh nguyệt có dấu hiệu rất nghiêm trọng bao gồm: đau thắt bụng dưới, đau lưng, nhức đầu, tiêu chảy, căng vú, buồn nôn… Tình trạng này thường diễn ra trước và trong chu kỳ kinh nguyệt một vài ngày.

Nguyên nhân gây thống kinh được cho là lớp niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin  trong những ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân khác là do thiếu canxi hoặc các bệnh lý khác.

Cường kinh và thiếu kinh

Cường kinh là tình trạng máu kinh ra nhiều và kéo dài nhiều ngày. Đây rất có thể là biểu hiện của các bệnh lý ở tử cung như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử. Do tử cung bị tổn thương nên không thực hiện chức năng co bóp tốt dẫn đến đến chậm cầm máu. Một số bệnh lý khác cũng gây cường kinh là: Tăng huyết áp, rối loạn đông máu, bệnh thận. Bệnh cương kinh khiến chị em mất nhiều máu, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Ngược lại với cường kinh là thiếu kinh. Đây là tình trạng máu kinh ra ít với thời gian ngắn, thường là từ 2 ngày trở xuống. Nguyên nhân gây ra thiếu kinh có thể do:

  • Tử cung nhi tính
  • Dính buồng tử cung sau khi phá thai
  • Các bệnh lý suy buồng trứng sớm, ung thư buồng trứng.

Kinh nguyệt thưa

Cách khám phụ khoa tại nhà là theo dõi chiều dài chu kỳ kinh. Bình thường chu kỳ kinh kéo dài từ 21 đến 35 ngày. Nếu kỳ kinh quá ngắn dưới 21 ngày được gọi là kinh thưa.

Kinh thưa thường liên quan đến các vấn đề ở tuyến dưới đồi và tuyến yên. Sự bất thường ở các cơ quan này ảnh hưởng đến sự điều tiết hoóc môn estrogen và progesterone ở buồng trứng. Trứng rụng ít hơn, noãn bào chậm phát triển kéo theo tình trạng kinh thưa.

Xem thêm 

>>> Khám phụ khoa là khám những gì {Quy trình & địa chỉ}

>>> Top 3 Phòng khám phụ khoa Hà Đông uy tín nhất hiện nay

Trên đây là các tự khám phụ khoa tại nhà. Cách này chỉ giúp bạn phát hiện được có sự bất thường ở cơ quan sinh dục, chứ không biết chắc chắn đó là bệnh lý gì. Vì vậy ngay khi có những biểu hiện này, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Hi vọng thông tin trên đã giúp bạn có kiến thức để chăm sóc sức khỏe phụ khoa tốt hơn.

  |   13/08/2021