[Cảnh báo] Băng huyết sau phá thai & cách cầm máu đơn giản
Băng huyết thường xảy ra sau khi phá thai. Đây là một biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của thai phụ. Vậy nguyên nhân do đâu, phải làm gì khi có dấu hiệu băng huyết sau phá thai. Cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.
Mang thai ngoài ý muốn, không có đủ điều kiện để sinh nở hay thai bị dị tật, người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo… là những lý do khiến nhiều nữ giới chọn lựa cách phá thai. Đây là hình thức đình chỉ sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ và đưa ra bên ngoài bằng các phương pháp khác nhau như: phá thai bằng thuốc, nạo hút thai…
Mặc dù hiện nay, các phương pháp phá thai được thực hiện khá an toàn nhưng nó vẫn tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ hay biến chứng cho thai phụ. Một trong những biến chứng phổ biến mà nhiều nữ giới thường gặp nhất đó chính là tình trạng băng huyết.
Băng huyết sau phá thai là gì?
Băng huyết được hiểu là tình trạng thai phụ bị mất một lượng máu lớn xảy ra ở cơ quan sinh sản. Hiện tượng này phổ biến ở nữ giới sau khi phá thai không an toàn hoặc sau sinh. Băng huyết nếu không được cầm máu kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa thì, băng huyết là biến chứng nguy hiểm. Chiếm đến hơn 25% tổng số ca tử vong sản khoa ở thai phụ.
Nguyên nhân băng huyết sau phá thai
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng băng huyết sau phá thai? Theo bác sĩ chuyên gia Sản phụ khoa cho biết: Dù phá thai bằng nội khoa hay ngoại khoa cũng đều có nguy cơ bị băng huyết.
Tình trạng băng huyết thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể kể đến như:
- Do chất lượng tử cung kém:
Tình trạng này thường gặp ở những chị em sử dụng thuốc phá thai nhiều lần khiến tử cung bị tổn thương hoặc do tử cung có u xơ, tử cung bị dị dạng…
- Do phương pháp phá thai không phù hợp:
Việc phá thai chỉ an toàn khi thực hiện đúng phương pháp. Các thai phụ có thể gặp phải tình trạng băng huyết nếu áp dụng phương pháp không phù hợp với độ tuổi của thai nhi. (Thường phương pháp phá thai bằng thuốc chỉ áp dụng cho các trường hợp thai không quá 7 tuần tuổi).
- Do tự ý phá thai tại nhà hoặc cơ sở y tế không đảm bảo:
Việc phá thai bằng thuốc mặc dù được tiến hành khá đơn giản nhưng vẫn phải được thực hiện theo đúng quy trình dưới sự giám sát chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa giỏi.
Nếu các chị em tự ý mua thuốc về phá thai tại nhà, tự phá thai bằng các phương pháp dân gian hay đến các địa chỉ phá thai không đảm bảo. Thì hoàn toàn có thể gặp phải tình trạng băng huyết sau khi phá thai.
Xem thêm: [Bác sĩ sản khoa CẢNH BÁO]: 5 Hậu quả phá thai tại nhà
Dấu hiệu băng huyết sau phá thai?
Chị em cần nắm được các dấu hiệu băng huyết, bất thường sau phá thai dưới đây để chủ động tầm soát kịp thời, giảm thiểu nguy cơ tai biến sau phá thai.
Phá thai xong còn sót dịch, ra dịch
Âm đạo tiết ra nhiều máu lẫn dịch có mùi hôi, bụng dưới sưng to, cứng, có dấu hiệu bị ứ dịch tử cung sau 1 tháng, không thấy ra cục máu đông hoặc ra ít, cơ thể ớn lạnh, … Là những dấu hiệu còn sót dịch sau phá thai chị em cần lưu ý. Đây là biểu hiện điển hình khi phá thai bằng thuốc không an toàn.
Đau bụng âm ỉ sau khi phá thai
Hiện tượng chị em bị đau bụng âm ỉ sau khi phá thai là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và đau âm ỉ thậm chí có lúc dữ dội. Thì đây là biểu hiện bất thường sau phá thai, báo hiệu phá thai không thành công. Nguyên nhân tình trạng đau bụng sau khi phá thai là do tử cung co bóp đẩy máu thai ra ngoài.
Thủng tử cung
Là một trong những biểu hiện bất thường nguy hiểm sau khi phá thai chị em nên chú ý. Nguyên nhân là do bị tổn thương ở nội mạc tử cung, biểu hiện ở chị em sau khi hút thai là mất kinh hoặc ít kinh đi kèm đau bụng.
Trong y khoa cũng không có kỹ thuật nào đảm bảo hiệu quả 100%. Do đó, các phương pháp phá thai cũng vậy. Chúng chỉ có hiệu quả đến 98%. Nên vẫn có xác xuất xảy ra các tai biến.
Các biểu hiện băng huyết điển hình khác
- Ra máu ồ ạt, máu đông
- Cảy máu âm đạo liên tục hơn 7 ngày, không giảm về số lượng
- Người uể oải, nhợt nhạt, cơ thể xanh xao
Trên đây là một số dấu hiệu cho thấy chị em bị băng huyết sau phá thai. Nếu khi gặp các biểu hiện trên chị em không cầm máu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Băng huyết sau phá thai có nguy hiểm không?
Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp gặp biến chứng nguy hiểm đến tính mạng do băng huyết sau phá thai. Cụ thể:
- Thiếu máu nghiêm trọng gây tử vong
Chảy máu ồ ạt, mất máu quá nhiều nếu không xử lý kịp thời có thể đối mặt với nguy cơ thiếu máu, choáng váng, ngất xỉu. Đặc biệt với chị em có tiền sử mắc chứng rối loạn đông máu, nếu bị băng huyết không cầm máu kịp có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Viêm nhiễm sau phá thai
Mất máu quá nhiều, vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt, thường xuyên sử dụng băng vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Nếu chị em không vệ sinh sạch sẽ dễ bị viêm nhiễm vùng kín mắc các bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng hay viêm tử cung…
- Tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn
Các bệnh phụ khoa, băng huyết kéo dài nếu không khắc phục sớm sẽ gây tổn thương tử cung, viêm nhiễm vòi trứng, … Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng sinh nở của chị em, làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.
Do đó, khi bị băng huyết sau phá thai chị em không nên chủ quan. Cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời.
Băng huyết sau phá thai có sinh con được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, rất khó để đưa ra kết luận chính xác. Bởi nó còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể như:
- Mức độ bị băng huyết nặng hay nhẹ. Nếu bị băng huyết nặng làm tổn thương tử cung hay suy tuyến yên thì nó ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con sau này.
- Điều kiện thụ thai sau băng huyết. Người bị băng huyết cần phải thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt tình dục hợp lý thì khả năng có thai sau này dễ dàng hơn.
- Biến chứng do băng huyết. Băng huyết nếu không chăm sóc, cấp cứu kịp thời nó có thể để lại những di chứng hệ lụy đến sức khỏe sinh sản.
Cần làm gì khi bị băng huyết sau phá thai?
Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên sản phụ khoa, nếu có dấu hiệu bị băng huyết sau khi phá thai, dù bằng bất kỳ phương pháp nào. Chị em hãy bình tĩnh và thực hiện theo những hướng dẫn sau:
- Cần nằm xuống giường hoặc mặt phẳng, không dùng gối đầu
- Khép chân chéo nhau và nên kê chân cao hơn so với đầu.
- Hãy nằm cố định một chỗ, tốt nhất không nên cử động cơ thể.
- Giữ môi trường xung quanh thông thoáng và yên tĩnh
- Nhờ người thân hoặc những người xung quanh đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Cách cầm máu khi bị băng huyết sau phá thai
Tại cơ sở y tế, sau khi thăm khám và kiểm tra. Dựa vào tình trạng sức khỏe và mức độ băng huyết của thai phụ, các bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp sau:
- Xoa bóp tử cung và sử dụng thuốc nhằm kích thích co thắt tử cung
- Nạo buồng tử cung để loại bỏ những rau thai còn sót lại bên trong tử cung.
- Thăm khám và kiểm tra tử cung, vùng chậu để tìm ra nguyên nhân và có cách khắc phục kịp thời.
- Sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để tác động vào lòng tử cung, ngăn chặn máu chảy.
- Thực hiện phẫu thuật nội soi ổ bụng nhằm tìm ra nguyên nhân và khắc phục máu bên trong tử cung
- Trường hợp đã sử dụng mọi biện pháp những không có kết quả, bác sĩ buộc phải cắt bỏ tử cung của người bệnh để giữ tính mạng cho chị em.
Việc điều trị bằng bất kỳ phương pháp nào chị em cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nhằm giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả và hạn chế rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách phòng tránh nguy cơ băng huyết sau phá thai
Như đã nói trên, có rất nhiều thai phụ gặp phải tình trạng băng huyết sau phá thai.Tuy nhiên, với tâm lý chủ quan có rất nhiều chị em không quan tâm đến vấn đề này, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tăng nguy cơ vô sinh vĩnh viễn hoặc mất mạng.
Do đó, để phòng tránh nguy cơ băng huyết sau khi phá thai, nữ giới cần lưu ý những vấn đề sau, để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Cụ thể như:
- Tìm hiểu những cách phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, để hạn chế tình trạng phá thai.
- Trường hợp bắt buộc phải đình chỉ thai cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và an toàn
- Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc phá thai về sử dụng hoặc áp dụng các phương pháp phá thai dân gian.
- Nếu quyết định phá thai cần phải thăm khám, kiểm tra, siêu âm nhằm xác định độ tuổi của thai, sức khỏe của thai phục để áp dụng biện pháp phá thai phù hợp.
- Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ trước, trong và sau khi đình chỉ thai.
- Sau kh phá thai cần nghỉ ngơi điều độ, theo dõi tình trạng sức khỏe.
- Trường hợp có những dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được xử lý kịp thời.
Băng huyết sau khi phá thai gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chị em. Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp chị em nắm rõ được nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý khi bị bằng huyết.