Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Tử cung » Bệnh sa tử cung là gì? {Hình ảnh, nguyên nhân, dấu hiệu}

Bệnh sa tử cung là gì? {Hình ảnh, nguyên nhân, dấu hiệu}

Bệnh sa tử cung là bệnh lý liên quan đến bàng quang, tử cung hay trực tràng bị sa xuống âm đạo-âm hộ. Bệnh lý không đe dọa đến tính mạng nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt ngày thường. Nếu không điều trị sớm và kịp thời, sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng.

Bệnh sa tử cung là gì?

Tên gọi khác của sa tử cung chính là sa dạ con. Đây là bệnh lý sảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng bị suy yếu, không đủ lực để nâng đỡ tử cung. Khiến tử cung bị tụt xuống âm đạo.

Bệnh sa tử cung là gì?

Bệnh sa dạ con được chia ra làm 3 cấp độ:

  • Cấp độ 1: là mức độ đầu tiên của bệnh. Lúc này tử cung đã bị sa nhưng vẫn nằm ở bên trong ống âm đạo.
  • Cấp độ 2: Tử cung đã sa xuống và nằm ngay mép âm đạo.
  • Cấp độ 3: Toàn bộ tử cung của người bệnh đã sa hẳn ra bên ngoài âm đạo. Khiến cho việc di chuyển của người bệnh gặp nhiều khó khăn.

Xem thêm: Top 3 Phòng khám phụ khoa Hà Đông uy tín nhất hiện nay

Nguyên nhân gây bệnh sa tử cung

Bệnh sa tử cung sẽ được hình thành và phát triển theo chiều hướng xấu là do một số nguyên nhân sau gây ra:

  • Dây chằng bị tổn thương, khiến cho nó bị yếu đi, không còn sức để nâng đỡ tử cung.
  • Dây thần kinh và mô tại đây bị tổn thương và giãn quá mức. Khiến cho chức năng hệ cơ bị rối loạn. Làm cho nhiệm vụ nâng đỡ tử cung của hệ cơ cũng bị suy giảm theo.
  • Tử cung của chị em bị dị tật bẩm sinh: tức là tử cung của chị em sẽ có 2 buồng, cổ và eo tử cung có độ dài không đều nhau.
  • Bị táo bón lâu ngày: Khi bị táo bón lâu ngày sẽ khiến cho thành tử cung bị ức chế. Gây nên hiện tượng sa dạ con
  • Ngoài ra, chị em đang ở trong thời kỳ mãn kinh, hàm lượng collagen hay estrogen trong cơ thể bị suy giảm. Khiến cho chị em bị sa dạ con.
  • Với những chị em đã có sự can thiệp của dụng cụ y khoa trong việc phẫu thuật các cơ quan ở vùng chậu thường bị mắc sa dạ con cao hơn chị em bình thường.

Hình ảnh dấu hiệu triệu chứng bệnh sa dạ con

Thường sa dạ con ở cấp độ 1 chưa có dấu hiệu cụ thể. Vì thế, chị em khó có thể nhận biết và phát hiện ra bệnh. Tuy nhiên tùy vào mức độ của bệnh nặng hay nhẹ mà bệnh sẽ có các dấu hiệu-triệu chứng khác nhau:

  • Khi làm việc nặng hoặc đứng 1 chỗ quá lâu chị em sẽ bị đau lưng và đau bụng.
  • Thường xuyên buồn tiểu nhưng lượng nước tiểu rất ít
  • Khi đại tiện thường bị đau
  • Khí hư màu trắng loãng ra nhiều
  • Bị xuất huyết âm đạo ngoài chu kỳ kinh
  • Gặp khó khăn khi quan hệ do tử cung đã xệ xuống bên ngoài miệng âm đạo
  • Bệnh ở mức độ nặng, khi khám lâm sàng sẽ thấy tử cung bị sưng phù, lở loét, mâng mủ và có dịch vàng ở trong.

dấu hiệu sa dạ con

Bệnh sa dạ con có nguy hiểm không?

Mặc dù bệnh sa dạ con không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Nhưng nếu điều trị muộn hoặc không điều trị. Người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng sau:

  • Âm đạo bị loét

Là biến chứng rất bắt gặp nhất ở những người bị sa dạ con. Một khi dạ con bị tụt hẳn ra ngoài ống âm đạo, khi người bệnh di chuyển nó sẽ cọ sát và ma sát với quần nhỏ. Khiến cho âm đạo bị viêm lở loét, lâu dần sẽ bị nhiễm trùng.

  • Gây ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản khác

Nếu như tử cung bị sa xuống, chị em không thăm khám và khắc phục ngay. Sẽ khiến các cơ quan sinh sản gần đó như: ống dẫn trứng, bàng quang và buồng trứng… cũng sẽ bị sa xuống theo.

Do đó, khi thấy bản thân có các dấu hiệu triệu chứng nêu trên. Chị em hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị nhé!

Cách điều trị bệnh sa tử cung

Tùy vào mức độ của bệnh mà bệnh sa tử cung sẽ được điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Cụ thể:

Chữa sa tử cung không phẫu thuật

Chị em có thể áp dụng biện pháp dưới đây để điều trị bệnh sa tử cung cho mình. Biện pháp này áp dụng cho chị em bị sa tử cung ở mức độ nhẹ.

  • Chị em nên duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý. Không để tăng cân đột ngột, tránh gây áp lực lên ổ bụng
  • Hạn chế việc khuân vác đồ nặng
  • Nên đặt vòng nâng tử cung qua đường âm đạo
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Nhất là các bài tập giúp nâng cao sức mạnh ở vùng chậu như các bài tập kegel
  • Bổ sung hàm lượng estrogen cần thiết cho cơ thể.

Chữa sa dạ con bằng phương pháp ngoại khoa

Với những bệnh nhân bị sa dạ con ở mức độ nặng. Bắt buộc bác sĩ sẽ phải sử dụng phương pháp ngoại khoa để điều trị. Tức là bác sĩ sẽ phải phẫu thuật để treo hoặc cắt tử cung.

  • Treo tử cung là phương pháp bác sĩ sẽ dùng vật liệu y khoa để thu hẹp các dây chằng, đồng thời thay thế cơ sàn chậu để nâng đỡ các cơ quan tại vùng chậu. Giúp tử cung trở lại vị trí ban đầu.
  • Phẫu thuật cắt tử cung là phương pháp bác sĩ sẽ tiến hành cố định mỏm cắt âm đạo vào xương cụt. Mục đích là ngăn ngừa hiện tượng bị sa mỏm cắt. Giúp cho thành âm đạo không bị sa.

Biện pháp phòng ngừa bệnh sa tử cung

Bệnh sa tử cung có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi của nữ giới. Tuy nhiên, chị em đang trong độ tuổi sinh sản dễ bị mắc nhất. Để phòng tránh nguy cơ bị mắc bệnh sa tử cung. Chị em nên:

  • Sau sinh nên nghỉ ngơi, không nên làm việc nặng
  • Nên vận động nhẹ nhàng
  • Không để táo bón kéo dài
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhất là rau xanh và trái cây
  • Uống nhiều nước mỗi ngày
  • Nên giữ ấm cho bản thân sau khi sinh
  • Khi thấy các dấu hiệu bất thường nên thăm khám sớm
  • Nên khám phụ khoa sau sinh 3 tháng

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị phòng tránh bệnh sa tử cung. Hy vọng qua đó giúp ích cho chị em. Để bảo vệ sức khỏe của mình, chị em nên chủ động đi khám phụ khoa định kỳ. Nếu có câu hỏi băn khoăn nào khác hãy liên hệ với chúng tôi.

  |   09/08/2021