[Bị rong kinh cả tháng làm sao hết ?] Mẹo vặt chữa rong kinh hiệu quả
Bị rong kinh cả tháng làm sao hết? Chữa rong kinh tại nhà bằng cách nào? Mẹo vặt trị rong huyết bằng thuốc nam được không? Bị rong kinh uống lá gì? Bài thuốc dân gian chữa rong kinh kéo dài hiệu quả… Chắc hẳn với nữ giới, rong kinh không phải là vấn đề xa lạ. Khi bị rong kinh, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu, khiến cơ thể bị suy nhược, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng.
RONG KINH LÀ GÌ?
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên ở nữ giới. Bắt đầu từ tuổi dậy thì và kết thúc khi mãn kinh. Thông thường, khi cơ thể khỏe mạnh, kỳ “nguyệt san” của các bạn gái thường kéo dài trung bình trong khoảng từ 3 – 5 ngày (hoặc 7 ngày) với lượng máu mất đi dưới 80ml.
Rong kinh là một dấu hiệu bất thường của kỳ kinh nguyệt. Khi mà số ngày hành kinh của các chị em kéo dài hơn 10 ngày với lượng máu kinh ra nhiều, vượt quá 100ml.
Nữ giới bị rong kinh, rong huyết thường phải sử dụng các loại băng vệ sinh dày hơn bình thường và thay băng vệ sinh liên tục. Ngoài ra, khi bị rong huyết, các chị em sẽ có các triệu chứng nhận biết khác như:
- Máu kinh bị đóng thành cục lớn
- Đau bụng dưới âm ỉ hoặc dữ dội
- Cơ thể mệt mỏi
- Thường xuyên hay thở dốc
- Thiếu máu gây hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu
- …
>> Hỏi ngay b.si tư vấn tình trạng của bạn ngay: Tại đây !
Sự nguy hại khi bị rong kinh kéo dài
Theo các bác sĩ phụ khoa, tình trạng rong kinh ở nữ giới có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: do nội tiết tố cơ thể bị thay đổi, do ảnh hưởng của việc sinh nở, béo phì hay do các bệnh lý phụ khoa (u xơ tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, u bướu sợi tử cung, ung thư…).
Và khi tình trạng này không được khắc phục, rong kinh kéo dài quá lâu sẽ gây ra nhiều sự nguy hại tới cả sức khỏe lẫn chất lượng cuộc sống của người phụ nữ:
- Gây thiếu máu
Khi bị rong kinh, nữ giới sẽ bị mất đi một lượng máu lớn. Nếu không được bổ sung kịp thời, nó có thể khiến sức khỏe của bạn bị suy giảm. Đặc biệt, nếu tình trạng mất máu quá trầm trọng, cơ thể bị thiếu máu có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín
Âm đạo ra máu liên tục, phải dùng băng vệ sinh thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm phát triển. Và điều này sẽ khiến các chị em dễ bị viêm nhiễm vùng kín.
- Gây vô sinh hiếm muộn
Rong kinh khi bắt nguồn từ các căn bệnh bên trong cơ quan sinh sản. Nếu không được khắc phục nó sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các bộ phận này. Từ đó làm giảm khả năng thụ tinh và gây nguy cơ vô sinh hiếm muộn.
- Gây ra các bệnh lý nguy hiểm
Một số bệnh phụ khoa gây rong kinh như u xơ, viêm nội mạc tử cung… nếu không được chữa trị sớm có thể biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm như ung thư…
Chính vì vậy, nếu gặp phải tình trạng rong kinh kéo dài, các chị em phụ nữ hãy chủ động điều trị càng sớm càng tốt. Có như vậy, bạn mới có thể bảo vệ được sức khỏe và khả năng sinh sản của bản thân.
>> Hỏi ngay b.si tư vấn tình trạng của bạn ngay: Tại đây !
BỊ RONG KINH CẢ THÁNG LÀM SAO HẾT?
Bị rong kinh làm sao hết? Để chữa dứt điểm tình trạng rong huyết, chị em nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp, cũng như hiệu quả nhất.
Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp.
Đối với nữ giới bị rong kinh kéo dài do nội tiết tố nữ thay đổi sẽ được sử dụng thuốc để cân bằng hormone. Bên cạnh đó, chị em sẽ được bổ sung những loại thuốc sau:
- Thuốc sắt;
- Thuốc progesterone giúp cân bằng nội tiết tố và giảm chảy máu;
- Vòng tránh thai nội tiết;
- Thuốc điều trị đau bụng kinh, giúp giảm mất máu khi bị rong kinh.
Lưu ý: Chị em chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để chữa bệnh.
Ngược lại, đối với những bệnh nhân mắc rong kinh, rong huyết do bệnh lý sẽ được can thiệp bằng các phương pháp nội khoa để loại bỏ tình trạng rong kinh. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người, mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp nhất.
Cụ thể:
- Làm giãn và nạo vét;
- Thuyên tắc động mạch tử cung;
- Phẫu thuật tập trung siêu âm;
- Phẫu thuật cắt bỏ mô;
- Cắt bỏ màng trong tử cung;
- Cắt bỏ nội mạc tử cung;
- Cắt bỏ tử cung.
Cách chữa rong kinh tại nhà đơn giản hiệu quả?
Một số mẹo chữa rong kinh tại nhà được nhiều chị em áp dụng như:
Chữa rong kinh bằng ngải cứu
Ngải cứu có vị cay, đắng, tính ấm, hơi ôn, do đó, đây là một trong những dược liệu sử dụng điều trị viêm, đau nhức xương, đau bụng, rong huyết, kinh nguyệt không đều.
Chuẩn bị 30g lá ngải cứu khô, đem sắc với 1 lít nước. Đun nhỏ lửa đến khi chỉ còn 500ml nước thì chia thành 3 lần, uống thay nước hàng ngày. Hoặc có thể chế biến thành các món ăn hàng ngày.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai, người mắc bệnh gan, rối loạn đường ruột thì tuyệt đối không dùng ngải cứu.
Rong kinh cả tháng làm sao hết – Mẹo rong kinh bằng gừng
Gừng là thảo dược được dùng nhiều trong gia đình hiện nay. Tác dụng chính là để hỗ trợ điều trị các bệnh cảm cúm, điều chỉnh dòng máu, giảm đau bụng, đau xương chậu và hỗ trợ điều trị rong kinh.
Chị em có thể dùng gừng trong chế biến món ăn hoặc uống trà gừng 4 lần/ngày,m vừa giúp giảm đau bụng kinh, vừa điều hòa kinh nguyệt. Uống trà gừng ấm sẽ giúp lượng máu kinh ổn định, thời gian hành kinh trở lại bình thường.
Chữa rong kinh bằng bột tầm xuân
Tinh dầu tầm xuân được dùng nhiều trong điều trị thẩm mỹ, đồng thời được áp dụng như một cách chữa rong kinh tại nhà hiệu quả.
Uống mỗi ngày ít nhất 3 tách trà thảo dược tầm xuân, vitamin C có trong tầm xuân sẽ giúp cơ thể hấp thu chất sắt từ thực phẩm dễ dàng, từ đó ngăn ngừa thiếu máu do rong kinh gây ra. Uống 2-3 ngày trước kỳ kinh cho đến ngày cuối của chu kỳ.
Chữa rong kinh tại nhà bằng đu đủ
Đu đủ xanh là loại quả được sử dụng chữa rong kinh tại nhà hiệu quả cao. Nó có tác dụng giảm lượng máu mất đi trong thời gian hành kinh, giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, chị em mang thai không nên ăn đu đủ xanh vào thời kỳ đầu của thai kỳ để tránh biến chứng sảy thai.
Bạn chỉ cần xay đu đủ xanh uống mỗi ngày hoặc chế biến với các món ăn như canh, hầm thịt, xào…Đây là một trong những mẹo chữa rong kinh kéo dài hiệu quả cao, dễ thực hiện.
Chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi (hay cây cỏ mực) là loại cây có vị ngọt, tính lạnh, không độc. Theo đông y, cây nhọ nồi có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, bổ thận…Sử dụng nhọ nồi là một trong những cách chữa rong kinh tại nhà mà nhiều chị em tin tưởng.
Chị em hãy lấy 3-4 nắm nhọ nồi, đem rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng. Sau đó để ráo nước, xay sinh tố lấy nước để uống hàng ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 chén vào buổi sáng và buổi trưa. Nên uống trước và trong thời gian hành kinh để mang lại hiệu quả cải thiện chứng rong kinh.
Chữa rong kinh bằng quế
Quế có tác dụng cải thiện lưu thông dòng máu, tăng tuần hoàn máu, giúp chị em giảm đau bụng kinh, ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
Chị em có thể pha bột quế với nước lạnh, uống 3 lần/ngày, điều này sẽ giúp bạn giảm bớt lượng máu bị mất đi trong thời gian hành kinh. Hoặc có thể mua trà quế về pha uống cũng có tác dụng tương tự.
Chữa rong kinh bằng cây ích mẫu
Cây ích mẫu được sử dụng như một cách chữa rong kinh tại nhà đơn giản nói riêng và chứng rối loạn kinh nguyệt nói chung.
Chị em chuẩn bị 20g ích mẫu, 15g nhọ nồi, tóc rối đã đốt thành than (6g), nghệ đen, nghệ vàng mỗi loại 8g, bách thảo sương 14g và 10g đào nhân. Cho các vị thuốc trên vào ấm sắc với 5 chén nước còn 1 chén thì gạn ra, đổ tiếp 3 chén nước sắc cạn còn nửa chén là được. Trộn 2 chén đã gạn vào với nhau, uống thành 2 lần/ngày. Uống liên tục 7 ngày trước khi hành kinh để có hiệu quả cao.
Chữa rong kinh bằng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai khẩn cấp thường có tác dụng phụ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, gây chậm kinh nên có thể dùng để thay đổi chu kỳ kinh, từ đó giúp ổn định “đèn đỏ” hơn. Hoặc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày cũng có tác dụng điều hòa kinh nguyệt.
Cụ thể, thuốc chữa estrogen và progesteron ức chế rụng trứng, khả năng sinh sản thông qua tác động trên trục hạ đồi-tuyến yên làm ngăn chặn sự gia tăng nội mạc tử cung. Do đó, điều trị bằng thuốc tránh thai hàng ngày có thường kéo dài 3-6 chu kỳ nên không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em.
Bị rong kinh nên ăn gì?
Khi cơ thể bị mất máu nhiều do rong kinh, sẽ khiến chị em mệt mỏi. Chính vì vậy, chị em nên chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng để tránh tình trạng suy nhược, mệt mỏi do thiếu máu gây ra.
Vậy bị rong kinh nên ăn gì? Dưới đây là các nhóm thực phẩm chị em không nên bỏ qua.
- Thực phẩm giúp bổ máu như: Đu đủ, rau mùi tây, củ gừng, quế…
- Các loại thực phẩm bổ sung sắt có trong: thịt bò, hải sản và gan…
- Thực phẩm giàu omega 3: Chị em nên ăn cá thu, cá hồi, cá trích, trứng cá muối…
- Các loại họ nhà hạt như: hạnh lanh, hạt chia, quả óc chó, đậu nành…
- Các loại rau xanh, trái cây tươi: Sẽ giúp phòng chống viêm nhiễm và cân bằng nội tiết tố nữ.
- Thực phẩm giàu vitamin B6: Tăng cường sản xuất ra tế bào máu mới và hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu.
Rong kinh diễn ra thường xuyên sẽ khiến chị em suy giảm sức khỏe, tâm lý lo lắng bồn chồn không yên. Hy vọng với những chia sẻ về bị rong kinh cả tháng làm sao hết trên đây sẽ giúp chị em biết được nguyên nhân gây ra tình trạng này và những cách khắc phục sớm. Hãy lưu lại và tham khảo khi cần thiết nhé.