Dấu hiệu có kinh trước 1 tuần [Kết quả chính xác 99%]
Rất nhiều chị em thắc mắc khi chuẩn bị đến ngày “đèn đỏ” thì cơ thể có những dấu hiệu nào để nhận biết? Thực ra những dấu hiệu này rất dễ nhận thấy, và việc nắm bắt chúng có thể giúp bạn chuẩn bị khi chu kì kinh nguyệt đến. Nhờ đó bạn sẽ trải qua những ngày hành kinh một cách thoải mái,nhẹ nhàng hơn. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những dấu hiệu có kinh trước 1 tuần thường gặp nhất!
Những dấu hiệu có kinh trước 1 tuần chị em nên tham khảo
Thông thường dấu hiệu có kinh trước 1 tuần ở từng độ tuổi và tùy theo sinh lý mỗi người sẽ có sự khác biệt. Nhưng nhìn chung nó bao gồm những dấu hiệu sau:
Căng tức ngực – dấu hiệu sắp có kinh trước 2 tuần
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất cho thấy nữ giới sắp có kinh là tình trạng căng tức ngực. Cụ thể, trước khi có kinh nguyệt từ 1 đến 2 tuần, thông thường chị em sẽ thấy vùng ngực của mình bị sưng lên, có khi căng tức khó chịu. Lúc này kích thước ngực tăng lên so với bình thường nên khi chạm nhẹ vào, bạn có thể thấy đau. Trong một số trường hợp, chị em còn có nguy cơ bị đau ở vùng cận nách.
Điều này là do sự gia tăng hoóc-môn estrogen trong cơ thể, khiến ống dẫn sữa bị giãn nở. Ngoài ra hoóc-môn progesterone gia tăng cũng khiến tuyến sữa bạn căng tức hơn khi chu kỳ kinh nguyệt đến gần. Vì đây là đặc trưng sinh lý bình thường ở cơ thể nữ giới nên bạn không cần quá lo lắng.
Dịch tiết âm đạo tăng
Ra huyết trắng bao lâu thì có kinh? Dịch tiết âm đạo tăng tiết là một trong những dấu hiệu điển hình cho thấy bạn sắp đến chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể, bạn sẽ thấy lượng khí hư tăng, có dạng đặc như lòng trắng trứng gà. Nó khiến chị em cảm thấy ẩm ướt ở vùng kín. Tuy gây ra những bất tiện xong đây không phải tình trạng bất thường nên bạn không cần hoang mang.
Tuy nhiên nếu thấy khí hư không chỉ ra nhiều mà còn thay đổi về màu sắc, dẫn tới vùng kín ngứa ngáy thì bạn nên đi khám ngay. Bởi lẽ đây cũng là triệu chứng cảnh báo một số bệnh phụ khoa phổ biến.
Da nhờn, nổi nhiều mụn – biểu hiện trước kì kinh
Nghiên cứu cho thấy làn da của chị em phụ nữ sẽ có sự thay đổi trước kỳ kinh từ 3 đến 5 ngày. Cụ thể, làn da thường tiết ra nhiều dầu hơn, trở nên sần sùi, xuất hiện mụn trứng cá… Có người còn cảm thấy làn da mình dễ ngứa ngáy, bầm tím hơn, hoặc nhạy cảm hơn.
Tất cả những sự thay đổi này đều liên quan đến sự thay đổi của hệ thống nội tiết tố trong cơ thể nữ giới. Đây là tình trạng bình thường khi chị em sắp bước vào thời gian hành kinh.
Chị em có thể khắc phục tình trạng này bằng cách bổ sung vào thực đơn những thực phẩm giàu kẽm. Đó mà các món như đậu lăng, thịt đỏ, sữa, trứng, các loại hạt khô, ngũ cốc nguyên hạt…
Nhiệt độ cơ thể tăng
Khi chu kỳ kinh nguyệt đến gần, thân nhiệt của bạn sẽ tăng cao do ảnh hưởng của quá trình rụng trứng diễn ra trong cơ thể. Vì thế, nhiều chị em trước kỳ kinh nguyệt 1 tuần đến 2 tuần có dấu hiệu phát sốt. Tuy nhiên không phải ai cũng xuất hiện tình trạng này.
Cơ thể mệt mỏi
Rất nhiều chị em phụ nữ trở nên mệt mỏi hơn khi những ngày kinh tới gần. Bởi lẽ mệt mỏi là một trong những dấu hiệu điển hình cho thấy kinh nguyệt sắp tới. Bạn có thể tự mình khắc phục tình trạng này bằng cách làm những việc mình thích, đi bộ, tập yoga để thư giãn hoặc ăn những món ăn ưa thích. Đi picnic cùng gia đình hoặc bạn bè thân thiết cũng là một cách để giảm thiểu mệt mỏi trong những ngày này.
Mất ngủ
Tryptophan là một hợp chất có khả năng tăng cường, cải thiện chất lượng của giấc ngủ. Nó giúp bạn có thể ngủ ngon hơn và sâu hơn. Tuy nhiên trước khi chu kỳ kinh nguyệt đến khoảng 1 tuần, cơ thể sẽ bị suy giảm hàm lượng tryptophan, dẫn tới tình trạng uể oải, buồn ngủ ở nữ giới.
Vì lẽ đó, tình trạng mất ngủ trở thành một trong những dấu hiệu có kinh trước 1 tuần ở nữ giới. Nó có thể khiến bạn trở nên mệt mỏi và thiếu sức sống hơn vào mỗi chu kỳ hành kinh. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm giàu tryptophan. Có thể kể tới như thịt gà tây, thịt bò, quả hồ đào…
Đau bụng dưới
Đau bụng dưới cũng là một trong những triệu chứng thường thấy khi bạn ở vào thời điểm trước kỳ kinh vài ngày. Cụ thể bạn sẽ thấy đau, khó chịu ở bụng dưới, cơn đau có lúc lan đến sau lưng. Cơn đau này có thể là âm ỉ nhẹ nhàng, hoặc cũng có khi dữ dội, làm ảnh hưởng tới tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của chị em. Tuy nhiên mức độ đau ra sao tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Nguyên nhân gây ra cơn đau này chính là sự co bóp để chuẩn bị đẩy máu kinh ra ngoài của tử cung và cổ tử cung. Thông thường trước kỳ kinh khoảng từ một đến hai ngày, bạn đã bắt đầu xuất hiện cơn đau bụng dưới, nhưng cũng có người xuất hiện trước cả một tuần. Bạn có thể sử dụng gừng tươi hoặc nước ấm chườm lên bụng để giảm thiểu cơn đau.
Đau nhức lưng
Một lượng lớn hormone prostaglandin sẽ tiết ra trong cơ thể bạn trước những ngày kinh nguyệt. Hormone này gây ra tình trạng co cơ tử cung, dẫn tới những cơn đau nhức ở vùng thắt lưng. Tùy cơ địa của từng người mà cơn đau xuất hiện nặng hay nhẹ, với mức độ nghiêm trọng khác biệt. Trong một vài trường hợp, cơn đau nhức lưng có thể ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của chị em.
Giảm ham muốn tình dục
Tùy theo chu kỳ kinh nguyệt mà nhu cầu, ham muốn tình dục ở nữ giới có sự thay đổi. Chị em thường tăng cao ham muốn tình dục vào tuần thứ 2 của chu kỳ kinh. Tuy nhiên ham muốn tình dục sẽ giảm dần khi chị em tới cuối chu kỳ kinh nguyệt.
Sau khi bắt đầu chu kỳ kinh, chị em thường không muốn quan hệ tình dục. Bởi lẽ đây là thời điểm hóc-môn sinh dục suy giảm, làm niêm mạc âm đạo bị khô. Lúc này nếu quan hệ tình dục, chị em sẽ dễ bị đau nhiều hơn bình thường.
Tâm trạng thay đổi thất thường
Do hoóc-môn sinh dục trong cơ thể thay đổi khi ngày “đèn đỏ” tới gần nên cảm xúc, tâm trạng, tâm lý của chị em cũng bị thay đổi theo. Nhưng tâm trạng thường gặp nhất lúc này là giận dỗi vô cớ, chán nản, buồn bã…
Gặp các vấn đề về tiêu hóa
Nữ giới thường gặp phải các vấn đề tiêu hóa khi chu kì kinh nguyệt sắp tới. Cụ thể, bạn dễ gặp phải tình trạng khó tiêu, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy… Một chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, sữa chua… có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này.
Tăng cảm giác thèm ăn
Trước khi có kinh 1 tuần bạn thường xuất hiện cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên đây là một dấu hiệu không mấy rõ ràng bởi rất nhiều chị em thèm ăn do thói quen thích ăn vặt của họ.
Làm sao để phân biệt khi nào có kinh và khi nào có thai ở nữ giới?
Dấu hiệu có kinh trước 1 tuần có nhiều điểm rất giống với dấu hiệu mang thai, khiến các chị em bị nhầm lẫn. Để phân biệt, so sách dấu hiệu có kinh và có thai ở nữ giới, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây:
Dấu hiệu có thai sớm nhưng chưa đến kỳ kinh – Sự thay đổi ở ngực
Đối với phụ nữ mang thai, sự thay đổi ở ngực không chỉ là ngực trở nên căng tức mà núm vú còn to vào đậm màu hơn. Lúc này màu sắc vú sẽ không hồng hào được như trước.
Còn đối với chị em sắp tới chu kỳ kinh nguyệt, tuy ngực cũng căng tức nhưng núm vú bình thường không bị sạm màu và cũng không to hơn. Sau một thời gian ngắn, tình trạng căng tức ngực cũng biến mất.
Cảm giác mệt mỏi, buồn nôn
Đối với phụ nữ mang thai, tình trạng mệt mỏi, buồn nôn thường xuất hiện do ốm nghén. Hiện tượng này kéo dài rất lâu, kéo dài mấy tháng đầu trong thai kỳ.
Còn đối với nữ giới trước kỳ kinh nguyệt, tình trạng mệt mỏi chán ăn gây ra là do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Tuy nhiên chị em không bị buồn nôn và không sợ ăn. Sau khoảng 2 đến 3 ngày, tình trạng này sẽ biến mất nhanh chóng.
Sự thay đổi tâm trạng, cảm xúc
Đối với phụ nữ mang thai, sự thay đổi tâm trạng là do những vui buồn lẫn lộn vì sắp được làm mẹ, đôi khi là lo lắng, trầm cảm trong thời gian thai kỳ.
Còn đối với chị em trước chu kỳ kinh thì tâm trạng thường thay đổi thất thường do đau tức ngực, đau bụng hoặc xuất hiện mụn trên da. Nhưng sau khi trải qua những ngày “đèn đỏ”, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất.
Cảm giác thèm ăn
Đối với phụ nữ mang thai, cảm giác thèm ăn thường là thèm đồ ngọt hoặc đồ chua, có khi là nghén một món ăn cụ thể.
Còn đối với chị em sắp có kinh, họ thèm ăn nhiều loại đồ ăn nhưng nhưng chỉ trong vài ngày, sau đó cảm giác thèm ăn sẽ qua đi.
Tình trạng chuột rút
Trước khi có kinh, chị em có thể bị chuột rút khoảng một hai ngày. Khi đến ngày hành kinh thì tình trạng này giảm dần. Còn đối với nữ giới mang bầu, thời kỳ chuột rút sẽ kéo dài hơn, vị trí bị chuột rút cũng khác.
Bạn có thể thấy, dù dấu hiệu sắp có kinh nguyệt tương đối giống dấu hiệu mang thai nhưng thời gian diễn ra những dấu hiệu này rất ngắn. Thông thường, nó chỉ kéo dài từ một tới hai ngày, lâu nhất là một tuần. Trong khi đó, các dấu hiệu có thai sẽ kéo dài rất lâu, thậm chí trong suốt thời kỳ mang thai.
Qua bài viết trên, bạn đã nắm được những dấu hiệu có kinh trước 1 tuần thường gặp nhất và cách phân biệt chúng với dấu hiệu mang thai. Các chuyên gia khuyên bạn xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi khoa học để giảm thiểu những ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt tới cơ thể.
Ngoài ra, nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường đi kèm chu kỳ kinh nguyệt, ví dụ như đau bụng kinh dữ dội, tiết khí hư bất thường, vùng kín ngứa ngáy… bạn hãy tới cơ sở y tế kiểm tra ngay. Bởi lẽ đây thường là dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm phụ khoa, những bệnh thường có nguy cơ xảy ra khi bạn đến chu kỳ kinh nguyệt.