Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Đau vùng kín khi có kinh nguyệt: nguyên nhân do đâu?

Đau vùng kín khi có kinh nguyệt: nguyên nhân do đâu?

Bị đau vùng kín khi có kinh nguyệt khiến nhiều chị em cảm thấy lo lắng, bất an. Nhiều người thắc mắc không biết mình có mắc phải bệnh gì không. Nếu bạn cũng bị đau vùng kín khi có kinh và đang hoang mang về triệu chứng của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây!

Đau vùng kín khi có kinh nguyệt: nguyên nhân do đâu?

Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, nhiều chị em không chỉ đau bụng kinh mà còn đau vùng kín. Có khi vùng kín còn hơi sưng to một chút so với bình thường. Nguyên nhân khiến nữ giới đau vùng kín khi có kinh nguyệt có thể do bệnh lý hoặc sinh lý, cụ thể như sau:

đau vùng kín khi có kinh nguyệt

Mất cân bằng nội tiết tố

Sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể giữ giới có thể bị thay đổi do bệnh lý hoặc do thói quen sinh hoạt không khoa học. Cân bằng nội tiết tố bị phá vỡ khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị ảnh hưởng, dẫn tới cơn đau vùng kín bất thường.

Bệnh lý phụ khoa

Nếu bạn không chỉ đau vùng kín mà còn tiết thì khí hư bất thường, máu kinh màu đen sẫm, lượng máu không ổn định… thì đây là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa. Một số bệnh lý phụ khoa dẫn đến đau vùng kín khi có kinh là viêm âm hộ – âm đạo, u nang buồng trứng, polyp tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm phần phụ, viêm vùng chậu, thậm chí là ung thư tử cung…

Các bệnh lý khác

Một số bệnh lý về tuyến yên, tuyến giáp, bệnh lý máu khó đông… cũng có thể khiến chị em bị đau vùng kín khi tới kỳ kinh nguyệt.

Thói quen sinh hoạt

Vào những ngày đèn đỏ, vùng kín rất dễ bị viêm nhiễm nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Chị em không thay băng vệ sinh thường xuyên, sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá trong những ngày này cũng có khả năng dẫn đến triệu chứng đau vùng kín.

Tâm trạng căng thẳng

Áp lực, căng thẳng kéo dài khiến cơ thể sản sinh nhiều adrenalin. Chất này có tác dụng khiến cho nội tiết tố sinh dục bị ức chế. Khi đó, hormone estrogen không được tiết ra khiến chị em đến kỳ kinh nguyệt dễ bị đau vùng kín hơn.

Dị ứng với băng vệ sinh

Nhiều chị em có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với những loại băng vệ sinh không phù hợp. Lúc này vùng kín nổi mẩn đỏ, khiến chị em ngứa ngáy và đau đớn. Những loại băng vệ sinh dễ gây dị ứng nhất là băng vệ sinh có mùi thơm hóa học, có chất khử mùi và chất tẩy trắng.

Đau vùng kín khi có kinh, chị em cần làm gì?

Theo các chuyên gia, nếu tình trạng đau vùng kín không quá dữ dội và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì chị em không cần lo lắng. Sau vài ngày tình trạng này sẽ biến mất. Chị em chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý, khoa học và vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong những ngày hành kinh là được.

Tuy nhiên nếu cơn đau vùng kín trở nên nghiêm trọng và đi kèm triệu chứng bất thường khác, bạn cần đi kiểm tra ngay. Tại cơ sở y tế, bạn sẽ được khám bên ngoài bộ phận sinh dục, thực hiện các xét nghiệm, siêu âm tại tử cung, buồng trứng và vòi trứng… Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Việc điều trị đau vùng kín cần thực hiện từ sớm, tránh để bệnh trở nặng. Khi trở nặng, nó không chỉ khó điều trị mà còn dễ gây ra biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em.

Phòng tránh đau vùng kín khi có kinh, hỗ trợ điều trị tại nhà

Bạn có thể phòng tránh cơn đau vùng kín hoặc giảm thiểu cơn đau trong thời gian hành kinh bằng những cách sau:

  • Vệ sinh vùng kín sinh dục mỗi ngày, không sử dụng dung dịch vệ sinh có khả năng gây kích ứng, không thụt rửa sâu vào âm đạo.
  • Trong thời gian hành kinh, cứ sau ít nhất 4 tiếng phải thay băng vệ sinh một lần. Không sử dụng loại băng vệ sinh dễ gây kích ứng.
  • Trong những ngày hành kinh nên nghỉ ngơi. Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, mệt mỏi, lo âu.
  • Có thể vận động nhẹ nhàng bằng cách tập Yoga, thiền định hoặc đi bộ. Biện pháp này sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.
  • Trong thời gian bị “đèn đỏ” không quan hệ tình dục. Hành vi giao hợp trong những ngày này có thể khiến cơn đau vùng kín nặng nề hơn, làm vùng kín dễ tổn thương hoặc viêm nhiễm.
  • Nếu không có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống hoặc đặt ở âm đạo.
  • Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Đây là biện pháp giúp bạn duy trì sự trao đổi chất của cơ thể. Tránh xa nước ngọt có ga, cà phê, rượu bia, chất kích thích.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, ăn nhiều rau củ quả và trái cây, thực phẩm có chứa sắt.

Đau vùng kín khi có kinh có thể là tình trạng bình thường hoặc bất thường tùy theo nguyên nhân bạn mắc phải. Nếu đó là nguyên nhân bệnh lý, nó sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản của bạn. Vì thế hãy luôn lưu tâm những triệu chứng của cơ thể để xử lý kịp thời bạn nhé!

  |   21/08/2021