Trang chủ » Bệnh phụ khoa » [Giải đáp] Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?

[Giải đáp] Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?

Vùng bụng dưới bên trái của nữ giới bao gồm rất nhiều cơ quan từ hệ tiêu hóa, bài tiết cho đến sinh sản… Vì vậy việc đau bụng dưới bên trái phản ảnh rất nhiều vấn đề sức khỏe của chị em. Vậy bị đau vùng bụng dưới bên trái bệnh gì? Hãy tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây.

Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?

Đau vùng bụng dưới bên trái là triệu chứng phổ biến ở rất nhiều chị em phụ nữ. Dấu hiệu này có thể phải phản ánh các tình trạng sức khỏe sau đây:

đau vùng bụng dưới bên trái bệnh gì

Đau bụng dưới bên trái do viêm túi thừa

Túi thừa là những túi nhỏ hình thành trong đại tràng. Những túi nhỏ này có thể gây cản trở việc đào thải phân ra ngoài và khiến phân bị kẹt lại đây. Do trong phân có chứa rất nhiều loại vi khuẩn nên gế gây ra viêm túi thừa.

Bệnh viêm túi thừa không có triệu chứng rõ ràng. Người bệnh thường bị đau bụng dưới bên trái và kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, sốt nhẹ.

Do táo bón

Bệnh táo bón cũng là một nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới bên trái ở nữ giới. Nếu chỉ bị khó đi tiêu một vài lần chưa được gọi là bệnh táo bón.  Bệnh táo bón được xác định khi có những triệu chứng dưới đây:

  • Đi cầu ít hơn 3 lần/ 1 tuần
  • Phân cứng thành cục, có đường kính lớn
  • Đau khi đi đại tiện
  • Đau bụng
  • Có thể xuất hiện máu trong phân
  • Với trẻ nhỏ việc đi đại tiện đau khiến bé không muốn đi đại tiện. Phụ huynh sẽ quan sát thấy trẻ rất muốn đi đại tiện nhưng tỏ vẻ khó chịu và cố nhịn.

Bệnh viêm ruột gây đau bụng dưới dưới bên trái

Viêm ruột là tình trạng viêm nhiễm ở ruột, xảy ra do sự tấn công của cả vi khuẩn lẫn virus. Người mắc bệnh viêm ruột có thể có những triệu chứng như:

  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Đau bụng trái bên dưới
  • Chán ăn
  • Đi tiêu ra máu
  • Phân có nhiều chất nhầy.

Không phải trường hợp nào người bệnh cũng gặp tất cả những triệu chứng trên. Nhưng nếu các triệu chứng nặng sau đây bạn nên đi gặp bác sĩ:

  • Các triệu chứng nặng và kéo dài trong 3 -4 ngày
  • Sốt 38 độ
  • Xuất hiện máu trong phân
  • Bị khô miệng
  • Nước tiểu có máu
  • Người mệt mỏi.

Chứng không dung nạp đường Lactose gây ra đau bụng dưới

Không dung nạp lactose là tình trạng người bệnh không thể tiêu hóa hoàn toàn đường lactose trong sữa. Hậu quả là khi ăn các thực phẩm từ sữa, họ sẽ bị tiêu chảy và đầy hơi. Thông thường ngay sau khi ăn 30 phút, người bệnh sẽ có ngay những triệu chứng của việc không dung nạp lactose. Các triệu chứng nó bao gồm.

  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đau quặn bụng dưới
  • Đầy bụng
  • Chướng hơi
  • Tiêu chảy.

Hội chứng ruột kích thích (IBS) gây đau bụng dưới sườn trái

Đây là tình trạng rối loạn chức năng của ống tiêu hóa và chủ yếu là ở đại tràng. Đại tràng có thể co thắt hoặc kích thích quá mức. Một số triệu chứng lâm sàng của tình trạng hội chứng ruột kích thích là:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Bị trào ngược dạ dày thực quản
  • Ăn uống khó tiêu
  • Đầy bụng
  • Bị táo bón.

Bệnh tắc ruột gây đau âm ỉ bụng trái

Tắc ruột là tình trạng ruột bị tắc làm cản trở đến sự di truyền của các thức ăn trong ống tiêu hóa. Điều này khiến cho thức ăn tích tụ lại, không đào thải ra ngoài cơ thể được.

Có rất nhiều nguyên nhân khách quan gây ra tình trạng tắc ruột như:

  • Dính ruột
  • Bệnh viêm ruột
  • Viêm ruột thừa
  • Viêm túi thừa
  • Bệnh lý như nội mạc tử cung.

Khi bị tắc ruột người bệnh sẽ có những triệu chứng như:

  • Đau bụng dưới
  • Chướng bụng
  • Buồn nôn hoặc nôn liên tục
  • Bụng cứng do thức ăn bị tắc trong ruột.

Ngoài những vấn đề về tiêu hóa thì tình trạng đau bụng dưới bên trái còn phản ánh về tình trạng sức khỏe sinh sản. Cụ thể dưới đây là những bệnh lý gây ra triệu chứng đau bụng dưới bên trái trái.

Đau bụng dưới bên trái do lạc nội mạc tử cung

Đây là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung không ở trong tử cung mà nhà phát triển ở những bộ phận khác. Nếu lạc nội mạc tử cung phát triển ở vòi trứng có thể gây viêm tắc vòi trứng. Viêm vòi trứng ảnh hưởng đến hoạt động phóng noãn, đường di chuyển của trứng. Vì vậy trứng và tinh trùng khó gặp nhau dẫn đến nguy cơ khó thụ thai, hoặc mang thai ngoài tử cung.

Triệu chứng điển hình của bệnh lạc nội mạc tử cung là:

  • Đau vùng chậu
  • Tức vùng bụng dưới bên trái.
  • Ngoài ra nếu lạc nội mạc tử cung ở ruột sẽ gây đau khi đi đại tiện
  • Còn lạc nội mạc tử cung xuất hiện từ bàng quang khiến người bệnh đau khi đi tiểu.
  • Kinh nguyệt bất thường, máu kinh ra nhiều.

Một điều rất nhiều chị em phụ nữ mắc bệnh là lạc nội tử cung nhưng không hề có bất kỳ triệu chứng tỏ rằng nào.

Tức bụng dưới bên trái do u nang buồng trứng

Đây là tình trạng buồng trứng hình thành những khối u chứa dịch hoặc chất rắn. Một số nguyên nhân gây u nang buồng trứng như: do sảy thai, nội tiết tố bị phá hủy, suy giảm chức năng tuyến giáp, lạc nội mạc tử cung, nhiễm trùng vùng chậu…

Một số triệu chứng của bệnh u nang buồng trứng như:

  • Đau bụng dưới
  • Cảm giác chướng bụng,
  • Bụng to lên bất thường, sờ vào thấy cứng.
  • Đầy hơi nôn hoặc buồn nôn.
  • Đi tiểu liên tục
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Đau bụng dưới bên trái do mang thai ngoài tử cung

Một tình trạng rất nguy hiểm ở phụ nữ mang thai cần chú ý khi đau bụng dưới bên trái là mang thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng thai nhi không phát triển trong tử cung mà nằm ở những vị trí như: vòi trứng, buồng trứng, cổ tử cung hoặc ổ bụng. Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, có thể lực đe dọa tính mạng của cả thai phụ lẫn thai nhi.

Một số dấu hiệu nhận biết tới tình trạng thai ngoài tử cung như:

  • Âm đạo chảy máu bất thường: Âm đạo ra máu giống như kỳ kinh nguyệt nhưng chỉ có một lượng rất nhỏ. Máu kinh thường có màu đỏ thẫm. Nhiều chị em có thể nhầm lẫn hiện tượng này với hiện tượng kinh nguyệt. Vì vậy bạn nên lưu ý quan sát các dấu hiệu kinh nguyệt của mình như lượng máu màu sắc của máu so với máu kinh để sớm nhận biết khi có các dấu hiệu bất thường.
  • Chậm kinh: đây chắc chắn là triệu chứng rõ ràng nhất của việc mang thai. Để xác định dấu hiệu này, chị em cần theo dõi ngày hành kinh của mình.
  • Đau bụng dưới vùng thai nhi làm tổ. Tình trạng đau thường âm ỉ kéo dài nhưng đôi lúc có thể đau dữ dội. Khi thai nhi phát triển càng lớn thì mức độ đau càng tăng lên. Trong trường hợp bị đau dữ dội đến mức đau quặn thắt, ra mồ hôi chân tay, chóng mặt, khó thở… Là những dấu hiệu cản báo túi thai đã bị vỡ ra. Tình trạng này rất nguy hiểm phải được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ đe dọa đến tính mạng của thai phụ.

Đau bụng dưới bên trái dưới rốn cảnh báo việc sảy thai

Với chị em phụ nữ mang thai, bị đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu của việc sảy thai. Nếu do sảy thai, chị em sẽ có thêm triệu chứng dưới đây:

  • Mất các triệu chứng mang thai
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Đau vùng bụng dưới
  • Dịch nhờn âm đạo ra nhiều,
  • Thử thai cho kết quả âm tính, thử que 1 vạch.

Đau nhói bụng dưới bên trái do u xơ tử cung

U xơ tử cung là những khối u xuất hiện trong tử cung. Đa phần là khối u lành tính. Khi u xơ tử cung phát triển kích thước lớn gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh như:

  • Xuất huyết tử cung bất thường
  • Thống kinh dữ dội
  • Thay đổi thói quen đi vệ sinh
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Thường xuyên đau bụng hay đau vùng lưng dưới
  • Có biểu hiện thiếu máu: da xanh xao, mệt mỏi
  • Đau âm ỉ vùng bụng dưới
  • Đi tiểu thường xuyên

U xơ tử cung gây ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:

  • U xơ tử cung phát triển lớn gây ra tình trạng thiếu máu.
  • khối u chèn ép lên các cơ quan bài tiết và ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan này.
  • Khi khối u bị nhiễm khuẩn sẽ lây lan đến các cơ quan xung quanh.
  • U xơ tử cung không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng vô sinh.

Đau bụng dưới bên trái do ung thư buồng trứng

Đau bụng dưới bên dưới rốn còn là biểu hiện của bệnh lý rất nguy hiểm của nữ giới là bệnh ung thư buồng trứng. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến buồng trứng mà còn có thể di căn đến các cơ khác thậm chí ở vị trí xa buồng trứng.

Dưới đây là một số dấu hiệu phát hiện sớm bệnh ung thư buồng trứng:

  • Đau và khó chịu vùng bụng dưới
  • Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa như: tiêu chảy, buồn nôn, táo bón, ăn uống kém, hay bị đầy bụng.
  • Tăng, giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày do khối u chèn lên bàng quang
  • Bị chảy máu âm đạo bất thường đau khi quan hệ tình dục.

Đau bụng dưới bên bên trà biểu hiện của các bệnh lý ở hệ bài tiết. Cụ thể bao gồm:

Đau quặn bụng trái ở nữ do sỏi thận

Sỏi thận hình thành do các chất khoáng trong nước tiểu đọng lại trong thận tạo thành các tinh thể rắn. Những viên sỏi có thể có kích thước lên tới vài cm. Căn bệnh này gây ra những triệu chứng rất khó chịu cho người bệnh như như:

  • Tiểu rắt tiểu buốt
  • Đi tiểu ra máu
  • Nước tiểu đục
  • Đau lưng
  • Hay bị buồn nôn và nôn
  • Khi bị nặng người bệnh có thể bị sốt và ớn lạnh.

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây đau âm ỉ bụng dưới

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng đường tiết niệu bị các vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. Trong đó chủ yếu là viêm nhiễm ở bàng quang và niệu đạo. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Tiểu rắt tiểu buốt
  • Không kiểm soát được dòng nước tiểu
  • Nước tiểu có mùi hôi và đục
  • Có thể đi tiểu ra máu
  • Người bệnh bị đau vùng xương mu.

Ngoài những bệnh lý trên thì được đau bụng dưới bên trái còn có thể do các nguyên nhân như: chấn thương vùng bụng, do chứng phình động mạch chủ ở bụng, do viêm các mạch máu ở bụng.

Đau vùng bụng dưới bên trái phải làm sao?

Khi bị đau bụng dưới bên trái nghiêm trọng ảnh mà không rõ nguyên nhân, bạn phải phải đến cơ sở y tế để khám em ngay. Cụ thể trong những trường hợp dưới đây bạn nên đến gặp bác sĩ:

  • Đau tức dữ dội
  • Đau quặn kéo dài không rõ nguyên nhân
  • Đau bụng dưới bên trái triệu chứng bất thường khác ở vùng kín…

Tại cơ sở y tế các bác sĩ sẽ khám lâm sàng và thực hiện các biện pháp cần thiết để chẩn đoán bệnh như:

  • Quét CT
  • Siêu âm
  • Quét MRI
  • Kiểm tra thể chất
  • Nội soi.

Dựa trên thông tin về tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp. Bệnh càng được phát hiện sớm thì việc điều trị càng có hiệu quả cao và hạn chế những biến chứng không mong muốn. Lưu ý khi chưa rõ nguyên nhân gây đau bụng dưới, chị em không được tự ý mua thuốc. Việc  điều trị sai bệnh, sai thuốc có thể khiến bệnh nặng hơn và gây ra những tác hại khôn lường.

Trên đây là những nguyên nhân gây ra đau bụng dưới bên trái. Trong đó bao gồm nhiều nguyên nhân sinh lý ít nguy hiểm nhưng cũng có những là bệnh lý nguy hiểm gây ra. Thậm chí có trường hợp phải cấp cứu kịp thời. Vì vậy chị em không nên chủ quan khi đau bụng dưới. Nếu bị đau bụng dưới kéo dài hoặc có triệu chứng khác nghiêm trọng, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám ngay.

  |   07/08/2020