Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Nấm vùng kín nữ giới: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nấm vùng kín nữ giới: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nấm vùng kín nữ giới là một căn bệnh rất phổ biến nhưng nhiều người khi gặp phải lại chủ quan. Liệu bạn có biết nấm vùng kín nữ giới nguyên nhân do đâu? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về nấm vùng kín nữ giới từ A đến Z. 

Nấm vùng kín là gì?

Nấm vùng kín là tình trạng nhiễm trùng nấm men ở vùng kín nữ giới, nó còn được gọi là nấm phụ khoa. Nấm men Candida là loại nấm chủ yếu gây ra căn bệnh này, đặc biệt là nấm candida albicans. Vị trí xuất hiện nấm vùng kín là ở âm hộ, âm đạo và hậu môn.

Trong điều kiện âm đạo khỏe mạnh, nấm Candida có thể tồn tại ở một lượng nhỏ, xong không thể sinh sôi nảy nở. Nhưng nếu âm đạo bị mất cân bằng pH, những vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt thì nấm Candida sẽ gặp điều kiện thuận lợi để sinh sôi. Lúc này, chúng gây ra bệnh nấm vùng kín, khiến người bệnh bị kích ứng, tiết dịch vùng kín, bị viêm ngứa và đau rát…

Nấm vùng kín là căn bệnh dễ gặp ở nữ giới, việc điều trị cũng không khó khăn nhưng dễ bị tái phát. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến đến sinh hoạt, đời sống tình dục và tâm lý của chị em. Nặng hơn nữa, nó có thể dẫn tới những bệnh lý nguy hiểm, làm giảm khả năng sinh sản và suy giảm hệ miễn dịch của người bệnh nếu không được điều trị từ sớm. Vì thế đối với căn bệnh này, khi em cần tránh tâm lý chủ quan.

Nấm vùng kín nữ do nguyên nhân nào gây ra?

Những nguyên nhân khiến chị em dễ bị mắc nấm vùng kín như:

Hormone thay đổi: Sự thay đổi hormone sinh dục khi mang thai hoặc sinh con khiến cân bằng pH trong âm đạo thay đổi, nấm men có điều kiện phát triển.

Hệ thống miễn dịch suy yếu: Nếu hệ miễn dịch của bạn bị rối loạn hoặc bị suy giảm miễn dịch do HIV thì hàng phòng ngự của cơ thể sẽ không chống lại được sự phát triển của nấm men.

Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục có thể khiến nấm men Candida lây truyền từ người này sang người khác.

Mắc bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường khiến cho lớp màng nhầy của âm đạo gia tăng lượng đường, tạo ra môi trường thuận lợi cho nấm men sinh sôi.

Dùng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt kợi khuẩn, khiến nấm men phát triển mạnh hơn.

Thụt rửa hoặc sử dụng thuốc xịt âm đạo: Hành động này có thể làm âm đạo bị mất cân bằng pH.

Triệu chứng nấm vùng kín nữ

Sau đây là những triệu chứng mà chị em thường xuyên gặp phải nếu bị nấm vùng kín. Chị em nên lưu ý và sắp xếp thời gian thăm khám càng nhanh càng tốt:

Triệu chứng lâm sàng

Những dấu hiệu ban đầu cho thấy bạn đã bị nấm vùng kín như:

  • Vùng kín ngứa ngáy dữ dội, khiến người bệnh muốn đưa tay xuống gãi. Việc gãi mạnh có thể dẫn tới trầy xước và chảy máu.
  • Âm đạo tiết nhiều khí hư. Khí hư có dạng sủi bọt, loãng hoặc đặc quánh, chuyển sang màu vàng hoặc trắng đục.
  • Vùng kín có mùi hôi khó chịu.
  • Quan hệ tình dục gây đau đớn và xuất huyết.
  • Luôn cảm thấy khó chịu, đau đớn, rát buốt khi tiểu tiện.

Triệu chứng cận lâm sàng

Khi đi khám phụ khoa, bác sĩ có thể phát hiện ra những triệu chứng cận lâm sàng sau đây:

  • Ở vùng kín xuất hiện những nốt mụn nhỏ li ti màu đỏ.
  • Âm đạo phù nề, sưng tấy, có biểu hiện ra máu âm đạo.
  • Phát hiện nấm trong dịch âm đạo được mang đi xét nghiệm.

Nấm vùng kín nữ gây ảnh hưởng ra sao?

Nấm vùng kín nữ giới gây ra những ảnh hưởng Không tốt lên sức khỏe và cuộc sống của chị em phụ nữ:

  • Gây ra bệnh viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung… khi nấm lây lan.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đường sinh dục nếu tái phát nhiều lần.
  • Có thể dẫn tới vô sinh hiếm muộn nếu không điều trị.
  • Gây ảnh hưởng đến mẹ bầu: Khiến thời kỳ mang thai thêm căng thẳng và khó chịu. Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ối, sảy thai, sinh non. Trẻ sinh ra có thể mắc bệnh về đường hô hấp…

Tuy có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhưng nấm vùng kín là căn bệnh dễ điều trị nếu được điều trị từ sớm và điều trị đúng cách.

=>>>Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn, Hãy ĐĂNG KÝ KHÁM hoặc LIÊN HỆ TƯ VẤN ngay để hiểu hơn về triệu chứng ngứa vùng kín nữ!!!

Cách điều trị nấm vùng kín cho nữ giới

Sau đây là các biện pháp điều trị nấm vùng kín cho nữ giới mà bạn có thể tham khảo:

Điều trị bằng thuốc Tây

Thông thường tại cơ sở y tế, bạn sẽ được bác sĩ kê cho đơn thuốc kháng sinh để trừ viêm nhiễm, giảm ngứa. Ngoài ra, thuốc đặc trị nấm candida dạng đặt âm đạo hoặc gel bôi cũng được sử dụng. Tuy nhiên một số loại thuốc có tác dụng phụ và chống chỉ định với đối tượng mang thai, chị em sau sinh… Đó là lý do bạn cần đi thăm khám kỹ càng và nghe hướng dẫn của bác sĩ, không được tự mua thuốc về dùng và lạm dụng thuốc.

Điều trị bằng bài thuốc dân gian

Khi nấm vùng kín chưa trở nặng, một số mẹo dân gian áp dụng tại nhà có thể giúp chị em khỏi bệnh như:

  • Sử dụng tỏi: tỏi giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể và tiêu diệt vi khuẩn, nấm. Chị em nên sử dụng 4 tép tỏi mỗi ngày.
  • Sử dụng lá ổi: cho lá ổi sạch vào nước để đun sôi trong khoảng nửa tiếng. Đợi nước lá ổi bớt nóng thì dùng để rửa vùng kín hàng ngày.
  • Sử dụng lá trầu không: Cho lá trầu không sạch vào nước để đun sôi cùng muối. Dùng nước lá trầu nóng để xông hơi, nước nguội để rửa qua vùng kín. Tuy nhiên việc sử dụng nước lá trầu cần thận trọng, vì nếu lạm dụng nó có thể làm khô da âm đạo.

Điều trị bằng Đông y

Đông y chỉ sử dụng thảo dược tự nhiên nên rất có lợi cho chị em phụ nữ. Theo đông y, vì thể trạng phụ nữ suy yếu, hao tổn khí huyết mà dẫn tới bệnh nấm vùng kín, tâm can tỳ thận đều bị ảnh hưởng. Vì thế các bài thuốc của Đông y sẽ giúp điều trị bệnh bằng cách điều hòa khí huyết và tỳ vị, sơ can khí, dưỡng can thận.

Biện pháp phòng ngừa nấm vùng kín hiệu quả

Nấm vùng kín có thể chủ động phòng ngừa tại nhà bằng các biện pháp đơn giản như:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày. Chỉ dùng nước sạch, nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh có nguồn gốc thiên nhiên để vệ sinh vùng kín. Tránh sử dụng dung dịch vệ sinh, chất tẩy rửa, nước hoa vùng kín vì sẽ khiến môi trường âm đạo mất cân bằng. Sau khi vệ sinh nên nên lau khô vùng kín, tránh ẩm ướt.
  • Dùng giấy vệ sinh sạch lau vùng kín sau khi tiểu tiện hoặc đại tiện. Để tránh lây lan vi khuẩn từ hậu môn, không được lau từ phía sau ra phía trước.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt, tắm rửa bằng nước ấm.
  • Chỉ sử dụng những loại quần lót có khả năng thấm hút tốt, thoáng mát, thoải mái, rộng rãi, tránh gây bí bách cho vùng kín.
  • Quan hệ tình dục chung thủy và an toàn để tránh mắc nấm vùng kín, cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý qua chế độ ăn. Luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe.
  • Phụ nữ có thai cũng cần lưu ý chăm sóc vùng kín thật tốt, vì mang thai là thời điểm rất dễ bị nhiễm nấm âm đạo.

Bài viết trên đã giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về bệnh nấm vùng kín ở nữ giới. Điều quan trọng nhất khi thấy dấu hiện bệnh là bạn cần phải đi khám ngay. Việc điều trị nhanh chóng, kịp thời sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi bệnh, hạn chế chế tái phát và biến chứng.

 

  |   12/10/2021