Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai
Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai khá phổ biến. Nó cũng gây ra nhiều sự lo lắng cho chị em khi lựa chọn cách tránh thai này. Lắng nghe xem bác sĩ nói gì về triệu chứng này để có thể yên tâm hơn nhé.
Vì sao bị rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai ?
Uống thuốc tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai an toàn được áp dụng. Nó gồm 2 loại chính là thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp. Đây đều là nhóm thuốc chứa hormone sinh dục. Nó có những công dụng chính như:
- Ngăn cản hoặc làm chậm quá trình rụng trứng;
- Ngăn chặn quá trình làm tổ của trứng;
- Thay đổi niêm mạc tử cung để ngăn cản quá trình thụ thai;
- Tăng dịch nhầy ở cổ tử cung khiến tinh trùng không bơi vào gặp trứng được;
- …
Do đó, sử dụng thuốc tránh thai được xem là biện pháp tránh thai an toàn. Tuy nhiên, vì là thuốc có chứa hormone nên nó có thể khiến cơ thể xảy ra một số rối loạn. Trong đó điển hình là tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai.
Tình trạng này có thể xảy ra ngay sau khi uống thuốc tránh thai và có thể kéo dài một vài chu kỳ kế tiếp. Lý do là cơ thể chưa thể thích nghi ngay với sự có mặt, rối loạn của lượng hormone này. Hơn nữa, quá trình rụng trứng bị ngăn cản, niêm mạc tử cung cũng thay đổi. Chính vì thế, kỳ kinh cũng bị ảnh hưởng, rối loạn ít nhiều.
Có thể thấy rằng, lý do khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai là do cơ chế tránh thai của thuốc. Hơn nữa, thuốc này lại là loại thuốc chữa hormone, một khi đã vào cơ thể, chưa thể thích ứng kịp.
Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai
Dù bạn dùng thuốc tránh thai hằng ngày hay thuốc tránh thai khẩn cấp thì đều có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt. Tình trang rối loạn kinh nguyệt này có thể khác nhau ở mỗi người, một số biểu hiện điển hình như:
- Chu kỳ kinh kéo dài;
- Thời gian hành kinh kéo dài;
- Kinh nguyệt ra quá nhiều;
- Kinh nguyệt ra ít màu đen;
- Kinh nguyệt vón cục;
- Đau bụng kinh, đau lưng, mụn trứng cá;
- Rong kinh kéo dài;
- Kinh nguyệt có mùi hôi;
- …
Tùy theo mức độ, cơ địa mỗi người mà những biểu hiện rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai sẽ khác nhau. Ngay khi có những biểu hiện này, chúng ta cần chú ý theo dõi, quan sát để kịp thời phát hiện ra những bất thường. Từ đó chủ động tầm soát, điều trị khi có những bất thường.
Rối loạn kinh nguyệt do uống thuốc tránh thai có sao không?
Theo các chuyên gia, thì rối loạn kinh nguyệt do uống thuốc tránh thai là vấn đề sinh lý bình thường. Như lý giải phía trên thì thuốc tránh thai có những thành phần và cơ chế để tránh thai. Những điều này sẽ gây ra sự rối loạn kinh nguyệt nhất định.
Nếu tình trạng này kéo dài một vài chu kỳ thì không sao, nó sẽ tự được cải thiện khi cơ thể dần thích ứng được với sự thay đổi đó. Tuy nhiên, nếu như tình trạng rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng, kèm theo các dấ hiệu bất thường như:
- Đau bụng kinh;
- Kinh nguyệt vón cục;
- Kinh nguyệt ra quá nhiều;
- Rong kinh kéo dài;
- Kinh nguyệt màu đen, có mùi hôi;
- …
Lúc này tình trạng rối loạn kinh nguyệt không còn đơn thuần là do uống thuốc tránh thai nữa. Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị một bệnh phụ khoa nào đó ở buồng trứng, tử cung. Do đó, chúng ta nên thận trọng, đi kiểm tra để tìm ra nguyên nhân. Nếu chính xác là do bệnh lý thì bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị thích hợp.
Trong trường hợp, không phải bệnh lý thì bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn biện pháp tránh thai phù hợp. Vì những rối loạn này có thể là do cơ thể bạn không phù hợp với biện pháp tránh thai bằng cách dùng thuốc uống.
Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai phải làm gì?
Các bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết thêm: khi mới sử dụng thuốc tránh thai cơ thể cần có thời gian để thích ứng với những thành phần của thuốc. Chính vì thế, bạn có thể bị rối loạn kinh nguyệt, cùng một số tác dụng phụ khác như mụn trứng cá, buồn nôn, tiêu chảy…
Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ loại thuốc tránh thai, lắng nghe tư vấn của bác sĩ, dược sĩ khi sử dụng. Trong trường hợp những tác dụng phụ xảy ra ở mức độ nghiêm trọng. Lúc này bạn cần cân nhắc đến việc tìm gặp bác sĩ để khám, tư vấn cụ thể. Bác sĩ có thể tư vấn loại thuốc tránh thai khác hoặc điều chỉnh liều dùng….
Ngoài ra, khi bị rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai chúng ta cũng cần chú ý một số điểm sau:
- Dinh dưỡng khoa học
Chúng ta nên cân bằng dinh dưỡng, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các thực phẩm chứa phytoestrogen. Vì trong thành phần này có chứa hormone tương tự với estrogen ở nữ giới. Nó giúp bạn bổ sung, cân bằng, ổn định lại. Từ đó, giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai.
- Tinh thần thoải mái
Bạn hãy giữ cho mình tinh thần thoải mái, có thể thư giãn bằng việc nghỉ ngơi, đi bộ, đọc sách,.. Điều này giúp bạn cảm thấy thư giãn, nó cũng giúp cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, nó còn giúp giảm những tác dụng phụ mà thuốc tránh thai gây ra bao gồm cả việc bị rối loạn kinh nguyệt.
Vì một trong những lý do khiến chu kỳ kinh của bạn bị rối loạn cũng do căng thẳng quá mức kéo dài. Không được giải tỏa, khiến tâm lý dồn nén, từ đó khiến hệ thần kinh, tuyến yên, hormone bị rối loạn đáng kể.
- Ổn định nội tiết
Bạn có thể sử dụng một số thực phẩm bổ sung nội tiết, chống oxy hóa, sắt để bổ máu….Việc bổ sung này nhằm chống lại những rối loạn do thuốc tránh thai gây ra. Từ đó, kiểm soát tốt tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở nên ổn định hơn, tránh tình trạng thiếu máu…
- Thăm khám phụ khoa định kỳ
Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai cần được theo dõi. Do đó, bạn có thể chú ý lịch khám phụ khoa định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng này.
Như vậy, rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai là dấu hiệu thường gặp. Nó được xem là tác dụng phụ phổ biến của thuốc tránh thai. Do đó, khi sử dụng chúng ta cần tham vấn y khoa từ bác sĩ, dược sĩ. Trong trường hợp bạn có những biểu hiện rối loạn nghiêm trọng và kéo dài thì không được chủ quan. Vì nó có thể cảnh báo nhiều vấn đề phụ khoa khác. Hơn nữa những triệu chứng rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng sinh sản. Vì vậy, chị em cần phải hết sức thận trọng nhé.