[Chia sẻ A-Z] Sùi mào gà ở miệng và cuống họng
Sùi mào và ở miệng và cuống họng cụ thể là gì? Sùi mào gà ở miệng, cuống họng do nguyên nhân nào gây ra, ảnh hưởng ra sao trên cả hai giới? Cách đề phòng và điều trị sùi mào gà ở miệng, cuống họng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời giúp bạn những thắc mắc đó!
Bên cạnh vùng kín sinh dục, bệnh sùi mào gà còn xuất hiện ở miệng và cuống họng nam giới và nữ giới. Căn bệnh này xuất hiện ngày càng nhiều do ngày nay, quan hệ tình dục bằng đường miệng trở nên phổ biến hơn.
Hiện tượng sùi mào gà ở miệng và cuống họng là như thế nào
Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội phổ biến nhất. Khi nhắc đến nó, mọi người đa số đều nghĩ triệu chứng bệnh thường xuất hiện tại vùng kín nam và nữ. Tuy nhiên trên thực tế, sùi mào gà thường xuất hiện tại những vị trí ẩm ướt trên da và niêm mạc người.
Bên cạnh vùng kín sinh dục, bệnh còn có thể bắt gặp trong khoang miệng, môi, lưỡi và cổ họng trên người, ở cả nam giới và nữ giới. Khi xuất hiện tại đâu, sùi mào gà cũng gây ra những vấn đề về sức khỏe cho người bệnh tại đó.
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở miệng và cuống họng
Sùi mào gà ở miệng và cuống họng xảy ra khi virus HPV (Human papillomavirus) xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng. Cụ thể, chúng xâm nhập qua các vết rách, vị trí xây xát và tổn thương ở miệng và trong vòm họng. Như vậy, virus HPV là tác nhân trực tiếp gây ra căn bệnh này.
Những nguyên nhân gián tiếp khiến người bệnh mắc sùi mào gà bao gồm:
- Quan hệ tình dục bằng miệng
Virus HPV thường xuất hiện tại cơ quan sinh dục ở vùng kín nam và nữ. Khi dùng miệng tiếp xúc với các khu vực này, virus có thể qua dịch tiết âm đạo, chất nhày, nước bọt để di chuyển vào khoang miệng và vòm họng. Từ đó nó gây ra bệnh sùi mào gà.
- Hôn sâu
Hôn miệng đối miệng, đặc biệt khi hôn sâu sẽ làm gia tăng nguy cơ lây bệnh sùi mào gà ở miệng và cuống họng. Điều này là do virus HPV tồn tại trong miệng bạn tình có thể theo nước bọt di chuyển qua viết xây xát trong miệng bạn và gây bệnh.
- Dùng chung vật dụng cá nhân, ăn uống chung với người bệnh
Sử dụng chung bàn chải đánh răng với người mắc bệnh hoặc có chứa virus HPV trong miệng có thể khiến bạn lây nhiễm virus và mắc bệnh. Dùng chung bát đũa, thìa, cốc… ăn uống chung với người bệnh cũng dễ khiến bạn vô tình mắc bệnh.
- Hút thuốc
Hút thuốc lá dễ gây ra các tổn thương nhỏ trong miệng. Điều này khiến cho nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở miệng và họng tăng cao khi bạn tiếp xúc với virus HPV qua đường miệng.
- Lây nhiễm gián tiếp
Khi vô tình chạm vào dịch chứa virus HPV, sau đó lại chạm vào miệng, bạn có thể vô tình mắc bệnh gián tiếp.
>>> HỎI BÁC SỸ VỀ TRIỆU CHỨNG CỦA BẠN: TẠI ĐÂY !!
Hình ảnh triệu chứng nhận biết sùi mào gà ở miệng
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà trên người có thể kéo dài từ 2 đến 9 tháng, sau đó các triệu chứng bất thường bắt đầu xuất hiện trong miệng. Cụ thể là:
- Khoang miệng mọc lên các nốt mụn nhỏ tại môi, lưỡi và lợi. Kích thước mụn to nhỏ khác nhau. Các mụn này mềm, màu hồng, có đầu nhọn, nhô lên trông như nhú gai. Chúng có đường kính khoảng 1 – 2 mm, khi sờ vào cảm thấy thô ráp.
- Các nốt mụn này khi phát triển, lây lan có thể kết thành mảng như bông súp lơ hoặc hoa mào gà.
- Khi mụn vỡ sẽ gây ra lở loét và đau rát. Có thể tiến triển thành nhiễm trùng khoang miệng.
- Lưỡi có cảm giác tê rát và đau đớn. Trên lưỡi xuất hiện những mảng trắng hoặc đỏ.
- Amindan bị sưng đau. Vòm họng cũng đau và sưng tấy.
- Người bệnh thấy đau khi nuốt nước bọt hoặc khi ăn uống, khó khăn khi nói chuyện.
Hình ảnh sùi mào gà ở họng giai đoạn đầu
Sùi mào gà ở miệng xuất hiện các triệu chứng không rõ ràng và rời rạc, do đó nó dễ bị nhầm với nhiệt miệng, viêm họng, viêm amidan… Còn khi nhiễm sùi mào gà ở cổ họng. Người bệnh cũng sẽ thấy các triệu chứng tương tự:
- Khi soi cổ họng, bạn sẽ thấy những u nhú hồng nhỏ trồi lên, ban đầu rải rác, sau bám thành mảng như triệu chứng bệnh tại miệng. Các mảng này trông như cụm hoa mào gà hoặc bông súp lơ. Người bệnh cảm giác vướng víu trong cổ họng.
- Các nốt mụn sùi mào gà khi vỡ gây lở loét khắp họng. Chúng rỉ máu và mủ, bốc mùi khiến hơi thở người bệnh trở nên hôi thối.
- Vì mụn loét ra nên người bệnh cảm thấy ngứa ngáy đau rát trong cổ họng, do đó dễ nhầm với viêm họng. Người bệnh đau khi nuốt nước bọt cũng như khi ăn uống.
- Người bệnh mệt mỏi, chán ăn và sút cân nhanh.
Khi bắt gặp các triệu chứng trên, bạn hãy đến cơ sở y tế kiểm tra ngay để tránh nhầm lẫn sùi mào gà với các căn bệnh khác.
Tác hại của bệnh sùi mào gà ở miệng và cuống họng
Khi không được kiểm tra và điều trị kịp thời, bệnh sùi mào gà ở miệng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Lây lan sang môi và mép, dẫn đến các u nhú và vết lở loét tại đây, khiến khuôn mặt trở nên mất thẩm mĩ.
- Gây nhiễm trùng khoang miệng, khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi ăn uống, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Viêm nhiễm khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh khác cũng lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu, HIV…
- Tăng nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà sang cho bạn tình khi quan hệ tình dục bằng đường miệng và quan hệ không an toàn. Bên cạnh đó, bệnh cũng tồn tại nguy cơ vô tình lây nhiễm cho người thân và xã hội.
- Người bệnh dần dần cảm thấy tự ti, mặc cảm và ngại tiếp xúc với người khác.
- Đặc biệt, nguy cơ ung thư vòm họng tăng cao nếu người bệnh bị nhiễm phải chủng virus HPV tuýp 16 và 18.
Tại cuống họng, sùi mào gà khó phát hiện và khó điều trị hơn. Những ảnh hưởng của sùi mào gà tại cuống họng cũng giống như ảnh hưởng tại miệng. Bên cạnh đó, nó còn gây ra biến chứng ung thư vòm họng khi người bệnh nhiễm phải virus HPV tuýp 16 và 18.
Do vậy, khi phát hiện bản thân gặp phải triệu chứng sùi mào gà tại miệng và vòm họng, bạn hãy thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Xét nghiệm sùi mào gà ở miệng và ở lưỡi như thế nào
Tại bệnh viện, trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ thường quan sát thương tổn tại khoang miệng và vòm họng của bạn. Các tổn thương này có thể được phát hiện thông qua quá trình sàng lọc ung thư.
Cụ thể là nếu thấy u nhú, các xét nghiệm sinh thiết sẽ được thực hiện để kiểm tra ung thư. Mẫu sinh thiết này cũng được kiểm tra xem có virus HPV hay không. Chỉ khi xác định chắc chắn là ung thư hay sùi mào gà, bác sĩ mới đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Phương pháp điều trị sùi mào gà ở miệng và cuống họng
Thông thường tại các cơ sở y tế, sùi mào gà được các bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc bôi và kháng sinh. Tuy nhiên, với bệnh sùi mào gà ở miệng và họng, thuốc dạng kem bôi không thể sử dụng. Lúc này bác sĩ thường áp dụng các phương pháp điều trị như:
- Tiêm thuốc Interferon alfa-2B (Intron A, Roferon-A). Thuốc này có tác dụng ức chế virus HPV và cải thiện tình trạng bệnh.
- Phẫu thuật để loại bỏ các nốt sùi mào gà.
- Đốt laser, đốt lạnh, đông lạnh, áp lạnh các nốt sùi mào gà.
- Áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu ALA – PDT để tiêu diệt các u nhú sùi mào gà.
Kỹ thuật ALA – PDT – Phương pháp hiện đại chữa sùi mào gà
Trong các phương pháp trên, kỹ thuật ALA – PDT có thể coi là kỹ thuật hiện đại và tân tiến nhất. Đây là phương pháp phá hủy mô đích bằng ánh sáng một cách chọn lọc, hạn chế tối đa tổn thương mô lành. Nhờ đặc tính sử dụng ánh sáng nên chữa trị bằng ALA – PDT không để lại sẹo trên bề mặt da.
So với các phương pháp truyền thống, đây là phương pháp có tính thẩm mỹ cao. Đồng thời, nó bảo toàn được chức năng của các mô, tế bào có chứa mầm bệnh nên hạn chế được nguy cơ biến chứng. Hơn nữa, nó cũng giúp người bệnh ngăn ngừa nguy cơ tái phát hiệu quả.
Ngoài những ưu điểm nói trên, khi điều trị sùi mào gà bằng phương pháp ALA – PDT, người bệnh còn tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị. Sau khi điều trị, người bệnh có thể ra về ngay mà không cần nằm viện, thời gian phục hồi cũng diễn ra rất nhanh.
So với các phương pháp truyền thống, chữa sùi mào gà bằng phương pháp ALA – PDT được các chuyên gia đánh giá cao trên nhiều phương diện. Ví dụ như tính hiệu quả, mức độ an toàn khi chữa trị…
Xem thêm:
[Cập nhật] Hình ảnh sùi mào gà ở nam và nữ – Cách điều trị hiệu quả
Biện pháp phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở miệng và cuống họng
Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này là tiêm phòng vắc xin HPV. Với bé trai và bé gái từ 11 – 12 tuổi, bố mẹ có thể cho bé tiêm 2 liều, khoảng cách giữa 2 liều ít nhất là 6 tháng. Với thanh thiếu niên 15 tuổi trở lên thì cần tiêm 3 liều, khoảng cách giữa các liều cũng ít nhất là 6 tháng.
Ngoài ra, có một thói quen tình dục lành mạnh cũng là cách để bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả:
- Hạn chế quan hệ tình dục bằng miệng, đặc biệt khi miệng có tổn thương hay vết loét. Nếu quan hệ bằng miệng thì cần áp dụng biện pháp an toàn. Ví dụ như sử dụng bao cao su hoặc màng che chắn miệng.
- Quan hệ tình dục chung thủy với một bạn đời.
- Tránh hôn sâu khi miệng có vết loét hoặc tổn thương.
- Thành thật trao đổi với bạn tình nếu mắc sùi mào gà nói riêng và các bệnh xã hội nói chung để cả hai cùng nhau giải quyết.
- Thường xuyên kiểm tra khoang miệng, lưỡi, vòm họng ít nhất 6 tháng 1 lần để theo dõi những bất thường. Thực hiện xét nghiệm để kiểm tra dấu hiệu bệnh xã hội.
Đặc biệt, khi thấy khoang miệng và vòm họng xuất hiện các mụn cóc hoặc vết loét kéo dài 2 – 3 tuần không khỏi, bạn cần thăm khám ngay. Bạn tránh để lâu khiến bệnh ngày càng trở nặng, sẽ gây khó khăn cho điều trị sau này.
Trên đây là tổng quan những điều cần biết về bệnh sùi mào gà ở miệng và cuống họng. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn phòng tránh và điều trị kịp thời căn bệnh này!