Tiểu ra mủ là bệnh gì? [Nguyên nhân & Cách chữa]
Tiểu ra mủ là một hiện tượng bất thường cảnh báo cho nhiều căn bệnh nguy hại. Đó có thể là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu hay dấu hiệu của bệnh lậu… Chính vì vậy, khi quan sát thấy tình trạng tiểu ra mủ. Các bạn hãy chủ động đi thăm khám, kiểm tra để tìm ra nguyên nhân và hướng chữa trị kịp thời.
Tiểu ra mủ là gì?
Tiểu tiện là hoạt động sinh lý của cơ quan bài tiết nước tiểu` thông qua ống đái. Ở trạng thái bình thường, nước tiểu thì được đào thải ra bên ngoài ở dạng lỏng, có màu vàng hoặc màu trong, mùi khai. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nước tiểu có thể ra lẫn mủ, gây sự hoang mang và lo lắng.
Tiểu ra mủ được hiểu là tình trạng ở trong nước tiểu có lẫn mủ với lượng bạch cầu đa nhân thoái hóa lớn. Nếu trong trường hợp người bệnh tiểu ra mủ nhiều thì có thể quan sát thấy tình trạng nước tiểu đục. Còn với những người tiểu ra mủ nhẹ thì nước tiểu vẫn trong và phải soi qua kính hiển vi mới có thể phát hiện.
Tùy vào từng trường hợp mà hiện tượng tiểu ra mủ có thể chỉ xảy ra đơn thuần hoặc có kèm theo tình trạng tiểu ra máu.
Triệu chứng của tiểu ra mủ
Trên thực tế những trường hợp bị đi tiểu ra mủ có thể có triệu chứng hoặc không. Nó phụ thuộc vào từng tác nhân gây ra tình trạng này. Tuy nhiên thông thường những người bị tiểu ra mủ có thể xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Tiểu khó, tiểu thường xuyên
- Nước tiểu có màu đục, có lắng cặn
- Nước tiểu có mùi khai, hôi khó chịu
- Một số trường hợp có lẫn máu trong nước tiểu
Nguyên nhân tiểu ra mủ là do đâu?
Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng đi tiểu ra mủ thường là dấu hiệu của bệnh lý. Đây thường là những căn bệnh xảy ra ở các bộ phận thuộc hệ tiết niệu, sinh dục. Tùy vào từng trường hợp mà biểu hiện tiểu ra mủ hay đái ra mủ có thể nghiêm trọng hoặc không.
Tiểu ra mủ do bệnh viêm niệu đạo
Niệu đạo là một ống dẫn nối liền bàng quang và lỗ tiểu, đảm nhận chức năng bài tiết nước tiểu ra ngoài. Viêm niệu đạo là một căn bệnh rất phổ biến, đây là tình trạng viêm nhiễm ở niệu đạo do sự tấn công của các loại vi khuẩn, nấm hay kí sinh trùng… Thói quen lười vệ sinh vùng kín, quan hệ tình dục không an toàn hay mắc các bệnh lậu, loét hạ cam… là nguyên nhân gây viêm niệu đạo.
Triệu chứng chính của bệnh viêm niệu đạo thường gặp là tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu ra mủ đầu bãi. Ngoài ra, căn bệnh viêm niệu đạo còn khiến cho người bệnh bị sưng đỏ ở lỗ tiểu, có cảm giác đau buốt và ngứa dọc niệu đạo. Đôi khi, bạn còn có thể bị sốt, ớn lạnh hoặc đau lưng. Khi bệnh ở giai đoạn nặng có thể đi tiểu lẫn máu.
Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, tình trạng viêm niệu đạo có thể lây lan sang các bộ phận lân cận. Ở nữ giới, nó có thể lây lan sang âm đạo, cổ tử cung… Còn ở nam giới nó có thể lây nhiễm vào tuyến tiền liệt, túi tinh, tinh hoàn…
Tiểu ra mủ do viêm bàng quang
Bàng quang là bộ phận thuộc hệ tiết niệu, có chức năng chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi thoát ra bên ngoài cơ thể qua niệu đạo. Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm do nhiễm khuẩn. Thường gặp là E.Coli, Chlamydia hay Mycoplasma… Nguyên nhân viêm bàng quang có thể là do bị nhiễm khuẩn ngược dòng từ niệu đạo hoặc do ảnh hưởng của việc đặt ống thông tiểu, dùng thuốc chữa bệnh…
Thông thường khi bị viêm bàng quang, người bệnh sẽ gặp phải những biểu hiện bất thường khi đi tiểu như: Tiểu nhiều lần, tiều gấp, nước tiểu ít, tiểu ra mủ, nước tiểu chuyển màu, có mùi hôi khó chịu… Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra những biểu hiện khác như đau bụng dưới, đau lưng, bị nóng rát khi đi tiểu, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sốt…
Bệnh viêm bàng quang nếu không được chữa trị sớm có thể biến chứng gây nhiễm khuẩn thận, viêm đài bể thận. Thậm chí nó có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn.
Đái ra mủ do sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang là một căn bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới. Nó được hình thành từ sự tích tụ các khoáng chất ở trong bàng khoang hoặc sỏi từ thận, niệu quản rơi xuống.
Biểu hiện thường gặp khi bị sỏi bàng quang là tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều, tiểu ra mủ, máu, nước tiểu sậm màu. Ngoài ra, bệnh còn gây ra tình trạng đau bụng dưới, đau ở dương vật…
Các bạn cần lưu ý, bệnh sỏi bàng quang nếu không được chữa trị dứt điểm có thể gây ra các vấn đề tiết niệu lâu dài, dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu. Thậm chí là gây ung thư bàng quang rất nguy hại.
Viêm hoặc áp xe tuyến tiền liệt gây tiểu ra mủ
Tuyến tiền liệt là một tuyến chỉ có ở nam giới đảm nhận chức năng sản xuất tinh dịch để nuôi dưỡng tinh trùng. Vì nằm gần hệ thống tiết niệu của cơ thể nên tuyến tiền liệt rất dễ bị viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công.
Triệu chứng của bệnh viêm tiền liệt tuyến là đau vùng lưng và vùng sinh dục, rối loạn tiểu tiện, tiểu ra mủ hoặc ra máu, đau khi xuất tinh… Đặc biệt, nếu tình trạng viêm tuyến tiền liệt không được khắc phục nó có thể hình thành áp xe với đầy đủ các triệu chứng như trên. Bên cạnh đó người bệnh khi khám trực tràng có thể thấy tuyến tiền liệt to hơn bình thường, khi ấn vào sẽ có cảm giác đau hoặc gây bí đái.
Nếu không được chữa trị đúng cách, ổ áp xe ở tuyến tiền liệt bị vỡ ra có thể gây nhiễm trùng nặng vùng khung chậu. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.
Tiểu ra mủ do viêm mủ bể thận
Viêm mủ bể thận mà một dạng nhiễm trùng ít gặp ở đường tiết niệu. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do vi khuẩn, sỏi hay các nguyên nhân khác gây ứ nước bể thận và gây bội nhiễm dẫn tới viêm mủ thận, bể thận hậu phát.
Trên thực tế, bệnh viêm mủ bể thận có rất ít triệu chứng. Người bệnh có thể nghi ngờ bản thân bị mắc bệnh nếu có các triệu chứng như: đau lưng, đau khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, nước tiểu có lẫn mủ, buồn nôn, sốt, ớn lạnh…
Mặc dù là loại nhiễm trùng ít gặp nhưng viêm mủ bể thận là căn bệnh rất nguy hại. Bởi tình trạng nhiễm trùng này có thể tái phát nhiều lần, để lại sẹo ở thận. Đặc biệt, nó có thể dẫn tới suy thận hoặc làm tổn thương thận vĩnh viễn.
Tiểu ra mủ do bệnh lậu
Lậu là một căn bệnh thuộc nhóm lây truyền qua đường tình dục do song cầu lậu khuẩn gây ra. Cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh khi quan hệ tình dục không an toàn theo tất cả các con đường như âm đạo, miệng hay hậu môn.
Biểu hiện chính của bệnh lậu là tình trạng viêm niệu đạo và tiểu ra mủ trắng. Kèm theo đó là các triệu chứng khác như đau buốt khi đi tiểu, chảy mủ lỗ sáo (nam giới) hay khí hư ra nhiều, có màu vàng xanh (nữ giới).
Bệnh lậu có thể chữa trị được bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên nếu người bệnh chần chừ trong việc điều trị thì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn toàn thân. Thậm chí là gây vô sinh và dễ bị lây nhiễm bệnh HIV.
Bên cạnh những bệnh lý kể trên, hiện tượng đi tiểu ra mủ còn có thể là dấu hiệu của những căn bệnh khác ít gặp hơn như lao thận, thận nhiều nang hay ung thư thận… Đây đều là các căn bệnh nguy hại và cần phải chữa trị kịp thời mới không làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Do đó, nếu gặp phải tình trạng đi tiểu ra mủ, các bạn hãy thận trọng và đi thăm khám ngay để chẩn đoán nguyên nhân cũng như hướng điều trị phù hợp, cho hiệu quả cao.
Tiểu ra mủ chữa bằng cách nào?
Làm cách nào để khắc phục tình trạng đi tiểu ra mủ? Đó là băn khoăn chung của những người đã và đang gặp phải hiện tượng bất thường này. Theo các chuyên gia y tế, khi gặp phải triệu chứng tiểu ra mủ, nước tiểu đục hơn so với bình thường thì các bạn nên chủ động đi thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân.
Thông qua việc thăm khám các dấu hiệu lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, bác sĩ sẽ xác định được chính xác bệnh lý gây ra tình trạng tiểu ra mủ. Từ đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chữa trị phù hợp nhất.
- Với những trường hợp bị tiểu ra mủ do các bệnh viêm nhiễm hay nhiễm trùng hệ tiết niệu, cơ quan sinh dục: Người bệnh thường được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau theo liều lượng quy định. Các loại thuốc này sẽ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng. Đồng thời tiêu diệt mầm bệnh, ngăn bệnh không tái phát trở lại sau khi đã điều trị.
- Với trường hợp bị tiểu ra mủ kéo dài hay do các bệnh mạn tính, bệnh lậu gây ra: Tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ ở từng trường hợp mà bác sĩ sẽ áp dụng cách điều trị kết hợp cả nội khoa và ngoại khoa hay đông y… Mục đích của các phương pháp điều trị này là giúp làm lành nhanh các tổn thương của bệnh, ngăn ngừa triệu chứng bệng. Cũng như loại bỏ căn nguyên gây bệnh và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Lời khuyên từ chuyên gia y tế
Dù áp dụng phương pháp điều trị nào thì các bạn cũng cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ dẫn, của bác sĩ để kết quả điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất. Việc tự ý sử dụng thêm các loại thuốc khác hay áp dụng các phương pháp điều trị khác chưa được kiểm chứng cũng có thể ảnh hưởng đến việc chữa bệnh. Thậm chí nó còn có thể gây biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Trong quá trình điều trị bệnh, các bạn cũng cần chú ý vấn đề:
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên, sạch sẽ, hạn chế quan hệ tình dục… Để tránh cho các thương tổn ở hệ tiết niệu, sinh dục càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Việc duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và luyện tập thể thao… Sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó hỗ trợ cho việc điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn và nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, các bạn cũng cần lưu ý. Trong một số trường hợp, tình trạng đi tiểu ra mủ rất khó để phát hiện bằng mắt thường nếu lượng mủ trong nước tiểu quá ít. Bởi vậy để nhanh chóng phát hiện biểu hiện bất thường này. Các bạn hãy chủ động đi thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên, khoảng 6 tháng/lần. Đây là một yếu tố rất quan trong giúp bạn nắm rõ được tình trạng sức khỏe của bản thân. Và áp dụng các biện pháp phòng tránh cũng như chữa trị nhanh chóng, kịp thời.
Hi vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp các bạn hiểu hơn về hiện tượng tiểu ra mủ. Đây là một biểu hiện có liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó nếu gặp phải thì các bạn hãy nhanh chóng đi thăm khám để được chẩn đoán. Hoặc nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Hãy liên hệ đến đường dây nóng 02437.152.152 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn.