Trễ kinh 10 ngày đau bụng lâm râm, thử que 1 vạch
Trễ kinh là một biểu hiện điển hình của việc mang thai. Và điều này có thể thể hiện rõ qua việc thử que lên 2 vạch sau khi bị chậm kinh. Tuy nhiên có khá nhiều trường hợp mặc dù bị chậm kinh 7 ngày, 10 ngày, 15 ngày nhưng thử que chỉ lên 1 vạch. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là do đâu? Trễ kinh 10 ngày đau bụng lâm râm, thử que 1 vạch có thai không?
Trễ kinh là gì?
Kinh nguyệt của nữ giới là một hiện tượng sinh lý có tính chu kỳ. Nó thường lặp đi lặp lại vào hàng tháng với vòng kinh dao động trong khoảng 28 – 32 ngày.
Tuy nhiên có nhiều nữ giới gặp phải tình trạng trễ kinh (hay chậm kinh). Hiểu một cách đơn giản đây là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt của các chị em đến muộn hơn bình thường.
Tùy theo từng trường hợp mà số ngày bị trễ kinh ở nữ giới có thể khác nhau. Tuy nhiên, chỉ những trường hợp quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt thì mới được xác định là bị trễ kinh.
Chậm kinh là dấu hiệu của việc mang thai
Trễ kinh là một dấu hiệu điển hình của việc mang thai ở nữ giới. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ chế hoạt động của buồng trứng và tử cung khi xảy ra sự thụ tinh giữ trứng và tinh trùng.
Theo đó trong một chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng của nữ giới sẽ có trứng chín và rụng vào vòi trứng. Đồng thời lúc này bên trong tử cung lớp niêm mạc ở thành tử cung sẽ dày, sẵn sàng để đón trứng đã được thụ tinh về làm tổ.
Nếu như bình thường, trứng khi rụng không gặp được tinh trùng để thụ tinh. Lớp niêm mạc bên trong tử cung sẽ bị bong tróc ra ngoài. Cùng với trứng bị thoái hóa và các chất dịch trong tử cung, nó sẽ tạo thành dòng chảy kinh nguyệt hay chính là hiện tượng ra máu kinh.
Nhưng trong trường hợp trứng gặp được tinh trùng, quá trình thụ tinh sẽ xảy ra. Và lúc này lớp niêm mạc tử cung sẽ không bong tróc ra mà sẽ dày thêm để đón trứng về làm tổ. Do đó các chị em sẽ không bị ra máu kinh khi thụ thai thành công. Đây chính là dấu hiệu chậm kinh điển hình do mang thai ở nữ giới.
Các bạn có thể xác định được tình trạng này thông qua việc sử dụng que thử thai. Nếu bạn thực sự mang thai, que thử sẽ cho lên 2 vạch.
Nếu bạn có triệu chứng nghi ngờ , bạn cần tư vấn thêm. Hãy gọi Hotline 02437 152 152 hoặc chat trực tiếp TẠI ĐÂY!!!
Trễ kinh 10 ngày, đau bụng lâm râm, thử que lên 1 vạch là vì sao?
Mặc dù hiện tượng chậm kinh thường là dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên có khá nhiều nữ giới khi bị trễ kinh nhiều ngày lúc thử que thì lại chỉ lên 1 vạch? Vậy những trường hợp này nguyên nhân là do đâu?
“Em 25 tuổi, đã kết hôn được được 6 tháng và có quan hệ tình dục bình thường nhưng chưa có thai. Như bình thường kỳ kinh của em thường rơi vào khoảng ngày 13. Tuy nhiên tháng này em bị chậm kinh, sau 2 -3 ngày không có kinh em đã mua que về thử nhưng chỉ lên 1 vạch. Đến hôm nay là ngày thứ 10 bị chậm kinh em thử lại thì vẫn chỉ có 1 vạch. Ngoài việc chậm kinh em còn bị đau bụng dưới lâm râm và luôn trong trạng thái mệt mỏi. Vậy việc bị trễ kinh 10 ngày, đau bụng lâm râm và thử que lên 1 vạch là vì sao? Em có khả năng có thai hay không?”
Trên đây là thắc mắc của một bạn gái gửi đến nhờ bác sĩ tư vấn. Đây cũng là băn khoăn của khá nhiều chị em khi gặp phải tình trạng trễ kinh nhưng que thử thai không lên 2 vạch.
Bác sĩ tư vấn:
Giải thích cho hiện tượng này, các chuyên gia sản phụ khoa cho biết. Việc bị trễ kinh nhiều ngày nhưng que thử chỉ lên 1 vạch rất khó để xác định có thai hay không.
Bởi đôi khi nữ giới vẫn có thể mang thai trong trường hợp này nếu que thử bị hỏng, không cho kết quả chính xác. Tuy nhiên nếu trong trường hợp bạn đã dùng nhiều que thử khác nhau nhưng kết quả vẫn chỉ cho 1 vạch thì việc trễ kinh có thể là bắt nguồn từ các nguyên nhân khác.
Trên thực tế, việc bị trễ kinh có thể bắt nguồn từ các yếu tố khách quan và bệnh lý. Nếu bạn không phải bị trễ kinh do mang thai thì có thể là do các vấn đề sau gây ra.
Do rối loạn nội tiết tố
Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ chịu sự chi phối của nội tiết tố cơ thể. Khi lượng hormone trong cơ thể ổn định, không bị thay đổi thì kỳ kinh nguyệt của các chị em sẽ đều đặn.
Tuy nhiên khi nữ giới bị rối loạn nội tiết tố, lượng hormone tăng giảm thất thường thì sẽ khiến kỳ kinh nguyệt bị rối loạn theo. Và điều đó sẽ dẫn đến những dấu hiệu như kinh đến muộn (trễ kinh), kinh đến sớm hay máu kinh ra nhiều kèm các cơn đau bụng lâm râm hay dữ dội…
Do tâm lý
Tâm lý cũng là một yếu tố chi phối đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Với những chị em bị căng thẳng kéo dài, cơ thể mệt mỏi, stress… Thì rất dễ bị rối loạn kinh nguyệt với các biểu hiện như: Kinh ra ít, chậm kinh, vô kinh, đau bụng dưới…
Nguyên nhân của tình trạng này là khi tâm lý quá căng thẳng, nó sẽ tiết ra nhiều adrenalin khiến cho nội tiết tố cơ thể bị ức chế. Ngoài ra nó còn khiến cho quá trình tiết estrogen bị ảnh hưởng, dẫn tới việc tử cung không nhận được tín hiệu để đào thải lớp nội mạc ra ngoài.
Do chế độ ăn uống, sinh hoạt
Đôi khi tình trạng trễ kinh, kinh đến muộn ở nữ giới cũng có thể bắt nguồn từ lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh. Những thói quen như thức khuya, làm việc quá sức, hút thuốc, uống nhiều bia rượu, … Điều này sẽ khiến cho chu kỳ kinh dễ bị rối loạn, dẫn tới các biểu hiện bất thường.
Ngoài ra, chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng cũng sẽ khiến cho cơ thể dễ bị suy nhược. Và điều này cũng sẽ tác động đến sự ổn định của chu kỳ kinh. Khiến các chị em dễ bị trễ kinh, đau bụng lâm râm, đau lưng…
Tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh
Trong một số trường hợp, các chị em có thể bị rối loạn kinh nguyệt với các biểu hiện như trễ kinh, kinh ra nhiều, rong kinh… do tác dụng phụ của các loại thuốc. Trong đó, phổ biến nhất là những dạng thuốc như thuốc tránh thai, thuốc phá thai, kháng sinh liều cao hay thuốc an thần…
Do đó, nếu bạn bị trễ kinh 10 ngay thử que 1 vạch, kèm theo đau bụng dưới lâm dâm sau khi sử dụng thuốc. Thì hãy ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.
Chậm kinh 15 ngày thử que 1 vạch đậm – do bệnh lý
Hiện tượng trễ kinh 10 – 15 ngày ở nữ giới nhưng không phải do mang thai cũng có thể bắt nguồn từ các căn bệnh phụ khoa. Phần lớn các bệnh lý này thường xảy ra ở tử cung, buồng trứng, nơi trực tiếp ảnh hưởng tới việc hình thành kinh nguyệt.
Một số căn bệnh phụ khoa có thể khiến cho các chị em gặp phải tình trạng trễ kinh nhiều ngày có thể kể đến như:
- Nhiễm khuẩn cổ tử cung
- Viêm vùng chậu
- Viêm buồng trứng
- U xơ tử cung
- Polyp cổ tử cung
- U nang buồng trứng
- Dính buồng tử cung
- Đa nang buồng trứng
- …
Ngoài việc làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, các căn bệnh này còn gây ra nhiều triệu chứng bất thường khác như: khí hư ra nhiều, vùng kín có mùi hôi, đau bụng dưới lâm râm, đau khi quan hệ tình dục, tiểu buốt, tiểu rát…
Ngoài những căn bệnh phụ khoa gây trễ kinh thì một số bệnh lý về tuyến yên hay rối loạn đông máu cũng có thể gây ra biểu hiện bất thường này.
Do thai ngoài tử cung
Một nguyên nhân khác cũng có thể khiến nữ giới bị trễ kinh 7 ngày thử que 1 vạch đau bụng. Chị em nên cảnh giác bởi đó là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng trứng đã đã thụ tinh thành công nhưng không làm tổ ở tử cung mà bám vào một vị trí nào đó bên ngoài tử cung để phát triển.
Điều này sẽ khiến cho các chị em gặp phải tình trạng trễ kinh, kèm theo các cơn đau bụng dữ dội, thậm chí là ra máu. Biến chứng thai kỳ này cần được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Bởi nếu không khi thai phát triển lớn có thể bị vỡ ra gây xuất huyết ổ bụng, nguy hiểm đến tính mạng người phụ nữ.
=> Như vậy hiện tượng trễ kinh 10 ngày, đau bụng lâm râm và thử que 1 vạch ở nữ giới có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Và các chị em cần phải xác định được chính xác những nguyên nhân này để áp dụng cách khắc phục phù hợp, giúp kỳ kinh nguyệt ổn định lại như bình thường.
Phải làm gì khi bị trễ kinh, đau bụng lâm râm?
Các chuyên gia khuyến cáo các chị em phụ nữ nếu gặp phải tình trạng trễ kinh 10 ngày, kèm các triệu chứng bất thường như đau bụng lâm râm mà không phải do mang thai thì nên đi thăm khám.
Thông qua việc kiểm tra các biểu hiện lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ chẩn đoán được vấn đề này bắt nguồn từ đâu để áp dụng cách chữa trị phù hợp.
Với các trường hợp bị trễ kinh do rối loạn nội tiết tố
Cách điều trị đối với những trường hợp này là sử dụng các loại thuốc nội tiết tố phù hợp để ổn định lượng hormone trong cơ thể. Ngoài ra, nữ giới cũng cần phải duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, tâm lý thoải mái và chế độ ăn uống khoa học để cải thiện vấn đề này.
Với trường hợp bị trễ kinh 10 ngày do bệnh lý
Khi hiện tượng trễ kinh ở nữ giới được xác định là do các bệnh lý gây ra. Tùy theo từng diện bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho các chị em điều trị bằng nội khoa hay ngoại khoa.
- Với trường hợp bị trễ kinh do các bệnh lý ở thể nhẹ thì có thể sử dụng các loại thuốc nội khoa để giúp cải thiện bệnh. Từ đó giúp cho các bộ phận sinh sản hoạt động lại bình thường và kỳ kinh nguyệt được đều đặn trở lại.
- Với các trường hợp bị chậm kinh do các bệnh ở thể nặng hay các bệnh u xơ, polyp, đa nang buồng trứng… gây ra. Các chị em có thể cần phải can thiệp phẫu thuật hoặc các biện pháp ngoại khoa khác để giải quyết các biểu hiện này. Sau khi bệnh được điều trị hiệu quả thì tình trạng chậm kinh cũng sẽ được cải thiện.
Với trường hợp chậm kinh do thai ngoài tử cung
Thông thường các trường hợp được chẩn đoán thai ngoài tử cung sẽ được chỉ định sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để bỏ thai. Tránh cho thai phát triển lớn và có thể vỡ ra, gây nguy hại đến tính mạng.
Lưu ý: Dù áp dụng phương pháp điều trị nào, các chị em cũng cần thực hiện theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Nhất là với các trường hợp phải sử dụng thuốc để điều trị tại nhà. Các bạn cần dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian. Tuyệt đối không được bỏ dở phác đồ giữa chừng hay lạm dụng thuốc quá nhiều. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến việc chữa trị mà còn có thể gây biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Trên đây các chuyên gia sản phụ khoa đã giúp các bạn giải đáp câu hỏi trễ kinh 10 ngày, đau bụng lâm râm, thử que 1 vạch là do đâu? Hi vọng thông qua những chia sẻ này các bạn nữ đã có thể xác định được một số yếu tố khiến kì kinh nguyệt đến trễ. Và từ đó chủ động hơn trong việc tìm kiếm các cách khắc phục tình trạng này hiệu quả, giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân.