Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Viêm đường tiết niệu nữ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa

Viêm đường tiết niệu nữ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa

Bài viết dưới đây, Blog Nữ Bác Sĩ sẽ giải đáp một số thông tin liên quan đến bệnh viêm đường tiết niệu nữ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết. Đồng thời đưa ra lời khuyên viêm đường tiết niệu nữ uống thuốc gì, chữa bằng cách nào hiệu quả, bệnh có lây không? và một số biện pháp phòng ngừa, … Hy vọng qua đó giúp chị em hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Viêm đường tiết niệu còn có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu nữ là tình trạng cơ quan tiết niệu của nữ giới bị viêm nhiễm. Tác nhân gây viêm nhiễm thường là vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang. Sau đó vi khuẩn tiếp tục sinh sôi và lây lan ra các cơ quan của đường tiết niệu và gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu.

Bệnh viêm đường tiết niệu xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Nhưng bệnh thường gặp ở nữ giới hơn do cấu tạo hệ tiết niệu gần với âm đạo và hậu môn. Bất kỳ cơ quan nào của hệ tiết niệu cũng có thể bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng càng lấn sâu vào trong thì càng nguy hiểm.

Viêm đường tiết niệu là gì?

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu

Tác nhân chủ yếu gây viêm đường tiết niệu là vi khuẩn. Trong đó, phổ biến nhất là vi khuẩn E.coli. Ngoài ra còn một số loại vi khuẩn khác như: Enterobacter, Citrobacter, chlamydia, lậu cầu…

Vi khuẩn E.coli chiếm đến 90% các tác nhân gây viêm đường tiết niệu. Đây là loại vi khuẩn điển hình trong đường ruột. Chúng cũng có mặt trong phân và từ đó xâm nhập vào đường tiết niệu.

Con đường lây nhiễm bệnh viêm đường tiết niệu

Cụ thể những con đường gây ra căn bệnh viêm đường tiết niệu là:

Do quan hệ tình dục không an toàn

Nữ giới mắc viêm đường tiết niệu là do quan hệ với nam giới bị viêm nhiễm niệu đạo. Khi quan hệ, vi khuẩn từ lỗ niệu đạo của nam giới có thể xâm nhập vào lỗ tiểu của nữ giới (do lỗ niệu đạo gần với âm đạo). Từ đó, vi khuẩn tiếp tục bị đẩy lê bàng quan và gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu.

Thường xuyên nhịn đi tiểu

Nhịn tiểu là một thói quen xấu dễ gây ra bệnh viêm đường tiết niệu. Nguyên nhân là do trong nước tiểu có sẵn một lượng vi khuẩn. Khi nước tiểu bị tích tụ lâu trong bàng quang sẽ khiến số lượng vi khuẩn tăng lên. Khi vi khuẩn tấn công vào niêm mạc bàng quang sẽ gây viêm nhiễm bàng quang và viêm đường tiết niệu.

Vệ sinh cá nhân không đúng cách

Không ít người vệ sinh vùng kín sai cách dẫn đến viêm đường tiết niệu. Khi đại tiểu tiện nếu lau từ sau ra trước sẽ khiến vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào đường niệu đạo.

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ trong kỳ kinh nguyệt

Trong thời gian hành kinh, vùng kín trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy nếu chị em không đảm bảo vệ sinh, không thay băng thường xuyên sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi không ngừng. Khi vi khuẩn phát triển với số lượng lớn sẽ rất dễ dẫn đến viêm nhiễm đường sinh dục và đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh, phụ nữ dễ bị viêm đường tiết niệu hơn bình thường. Nguyên nhân là do nội tiết tố suy giảm khiến niêm mạc âm đạo mỏng dần và khả năng kháng khuẩn kém đi. Điều đó khiến vi khuẩn dễ tấn công và gây ra viêm nhiễm.

Viêm đường tiết niệu có lây không?

Đây là câu hỏi nhiều người thắc mắc, không chỉ nam giới mà các quý cô cũng chú ý tới.

Theo bác sĩ chuyên khoa: Về bản chất thì bệnh viêm đường tiết niệu không lây. Tuy nhiên, nếu có tác nhân gây bệnh thì khả năng đối phương bị viêm nhiễm rất cao. Do đó, chị ưm trong thời gian bị viêm đường tiết niệu không nên quan hệ. Hoặc có thì phải dùng bao cao su để tránh đối tác bị nhiễm trùng đường tiểu.

Đối tượng có nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiết niệu

Những đối tượng có nguy cơ cao bị viêm đường tiết niệu bao gồm:

  • Phụ nữ có quan hệ với nhiều người, quan hệ tình dục không an toàn.
  • Sử dụng một số biện pháp tránh thai
  • Mãn kinh
  • Dị tật đường tiết niệu
  • Sỏi thận
  • Suy giảm miễn dịch
  • Người bệnh đặt ống ống thông tiểu

Triệu chứng viêm đường tiết niệu nữ

Bệnh viêm đường tiết niệu gây ra rất nhiều phiền toái và khó chịu cho nữ giới. Người bệnh phải chịu đựng những triệu chứng sau:

Tiểu rắt, tiểu đau buốt

Người bệnh thường xuyên bị đi tiểu buốt. Điều này khiến họ rất đau đớn mỗi lần đi tiểu, có cảm giác sợ việc đi tiểu. Do đường tiết niệu bị sưng lên khiến cho người bệnh bị đi tiểu rắt, mỗi lần chỉ ra một ít nước tiểu.

Đi tiểu nhiều lần

Người bị bệnh viêm đường tiết niệu thường đi tiểu nhiều lần trong ngày ngày, có thể lên tới 15 đến 20 lần. Đôi khi người bệnh không kiểm soát được việc đi tiểu. Dù đi nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ đi được rất ít nước tiểu.

Một số dấu hiệu toàn thân khác

Ngoài các triệu chứng trên, nữ giới bị viêm đường tiết niệu còn có một số dấu hiệu toàn thân như: nước tiểu có mùi hôi, màu đục, sốt cao, buồn nôn, rét run, đau vùng hạ vị, đau vùng lưng hông. Đặc biệt nếu bị sốt thì tức viêm đường tiết niệu đã ở mức nghiêm trọng.

Biến chứng của bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Viêm đường tiết niệu không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày: Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu như: Tiểu ra máu, nước tiểu có mùi hôi, đau rát, nóng rát khi đi tiểu, …

Nguy cơ bị vô sinh cao: Nếu chị em để bệnh kéo dài, nặng sẽ lây lan sang cơ quan sinh sản. Gây tắc nghẽn ống dẫn trứng, rối loạn hoạt động của buồng trứng, cản trở việc thụ thai, nguy cơ vô sinh cao.

Nguy cơ gây nhiễm trùng thận: Viêm đường tiết niệu lây lan có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng thận hoặc suy thận. Nhiễm trùng có thể đi vào máu và đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai: Bệnh viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng rất lớn đến phụ nữ mang thai như: như nhiễm trùng nước ối, dọa sinh non hoặc sinh non.  Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Cách chẩn đoán viêm đường tiết niệu

Để chuẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu bác sĩ cần phải thực hiện các xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu để xác định sự có mặt của vi khuẩn trong nước tiểu. Khi xét nghiệm, người bệnh sẽ được hướng dẫn lấy nước tiểu giữa dòng. Điều này giúp đảm bảo nước tiểu không bị nhiễm khuẩn từ bên ngoài.

  • Xét nghiệm cấy vi khuẩn

Đây là biện pháp tìm chính xác loại vi khuẩn nào gây ra viêm đường tiết niệu. Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng xét nghiệm. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

  • Nội soi bàng quang

Nếu bệnh viêm đường tiết niệu liên tục tái phát, thì viêm nhiễm có thể đã lây lan đến bàng quang. Lúc này bác sĩ sẽ thực hiện nội soi bàng quang để quan sát kỹ hơn.

Như vậy, tùy vào tình trạng bệnh của bạn mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương án xét nghiệm thích hợp. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị chị tốt nhất.

Các biện pháp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu

Việc điều trị bệnh bằng phương pháp nào cần dựa vào kết quả thăm khám. Vì vậy, khi có biểu hiện của bệnh, chị em nên tới cơ sở y tế để thăm khám. Sau khi có kết quả, bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp. Chẳng hạn như:

Viêm đường tiết niệu nữ uống thuốc gì?

Phần lớn khi bị nhiễm trùng đường tiểu, bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Qua quá trình thăm khám, dựa vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ kê đơn và liều lượng phù hợp.

Trung bình một liệu trình dùng thuốc kháng sinh kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên nếu bệnh tái phát thì thời gian nên dùng thuốc có thể kéo dài từ 10 ngày đến 2 tuần. Khi bệnh viêm đường tiết niệu diễn biến nặng, người bệnh có thể phải nhập viện. Phương pháp nào cho chị lúc này là tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch.

Còn nếu viêm đường tiết niệu do các bệnh tình dục gây ra. Thì cần điều trị kết hợp các loại kháng sinh đặc trị. Ngoài ra người bệnh cần điều trị chung với cả bạn tình và kiêng quan hệ trong thời gian điều trị.

Điều trị kháng sinh dự phòng

Những người bệnh thường xuyên tái phát thì cần sử dụng kháng sinh dự phòng. Người bệnh sẽ cần uống kháng sinh liều thấp trong nhiều tháng hoặc dùng ngắt quãng để làm giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu

Đây là phương pháp sử dụng máy sóng ngắn phát nhiệt giúp điều trị viêm nhiễm. Thiết bị này còn có khả năng kích thích miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Ngoài ra, khi mới điều trị, người bệnh có thể được dùng thêm thuốc giảm đau để giảm khó chịu khi đi tiểu.

Các biện pháp phòng ngừa viêm đường tiết niệu

Để phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu, bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Uống nhiều nước: Uống đủ 2l nước mỗi ngày để cơ thể loại bỏ vi khuẩn ra ngoài đường tiết niệu.
  • Không nên nhịn tiểu: Việc này giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ trong bàng quang.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày: Không lau từ sau ra trước, không thụt rửa âm đạo.
  • Vệ sinh và đi tiểu trước khi quan hệ tình dục, nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác thay vì chất diệt tinh trùng.
  • Thăm khám ngay khi có biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu để được điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới. Bệnh không chỉ gây những phiền toái là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Hy vọng những thông tin trên đã giúp chị em hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

  |   21/08/2020