Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » Bệnh hen suyễn là gì?

Bệnh hen suyễn là gì?

 

Bệnh hen suyễn là tình trạng đường thở của người mắc bị hẹp và sưng lên kèm theo chất nhầy tiết ra từ cổ họng. Chính vì thế hen suyễn thường khó thở, ho hoặc khò khè.

Ít ai biết rằng, sau ung thư, hen suyễn là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất với những cơn khó thở đột ngột khởi phát. Đối với một số người, hen suyễn chỉ là một phiền toái nhỏ. Đối với những người khác, nó có thể là một vấn đề lớn ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày và có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Bạn biết gì về bệnh hen suyễn ?

Theo y học, hen hay hen suyễn là một bệnh lý của đường hô hấp, bệnh lý này diễn ra do phần cơ của phế quản và các ống dẫn khí co lại bất thường

Theo các bác sĩ, trường hợp cơ co bất thường kể trên do niêm mạc của ống dẫn khí đang phải chịu tác động của các yếu tố kích thích, thông thường đó là :

  • phấn hoa;
  • bụi;
  • không khí;
  • lông động vật.

Điều này khiến cho lượng không khí đi vào phổi bị cản trở, việc hô hấp trở nên khó khăn hơn.

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn là gì ?

Thực tế, bệnh hen suyễn vẫn chưa được xác định được đâu là nguyên nhân chính xác.

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, bệnh có thể bắt nguồn từ các yếu tố di truyền và do tác động của mội trường bên ngoài như:

  • Gia đình có người thân mắc bệnh (cha, mẹ, anh chị…)
  • Mắc các bệnh lý về đường hô hấp từ khi còn nhỏ.
  • Do hít phải các tác nhân kích thích: khói thuốc, khói bụi, phấn hoa…
  • Hoạt động thể chất thường xuyên.
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng viêm không steroid, thuốc beta không chọn lọc…

Bện hen suyễn có những triệu chứng gì ?

Hen thường được biết đến với dấu hiệu đặc trưng là khó thở tự phát đột ngột. Bên cạnh đó, bệnh còn có những triệu chứng khác, bao gồm:

  • Thở khò khè ;
  • Thở phát thành tiếng riếng rít hay the thé ;
  • Ho nhiều, đặc biệt là vào ban đêm và sáng sớm ;
  • Đau tức ngực – thường xuyên ;
  • Thở gấp, nhanh khi vận động nặng.

Bạn có thể nhận ra được, những triệu chứng mà hen gây ra mà chúng tôi kể trên khá giống với nhiều bệnh liên quan tới đường hô hấp khác.

Do đó, để xác định chính xác hơn về tình trạng mình đang gặp phải, người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Chẩn đoán và điều trị

Do hen có thể di truyền, thế nên thông thường khi tới các cơ sở y tế để chuẩn đoán các triệu chứng và vấn đề hiện tại của bạn, các bác sĩ sẽ hỏi tới tiền sử gia đình và bệnh án của bệnh nhân.

Tiếp đó, là việc thực hiện kiểm tra chức năng phổi bằng máy hô hấp ký hay máy lưu lượng đỉnh ký.

Theo đó, người bệnh sẽ được chỉ định ngẩm ổng thổi và tiến hành hít thở theo hưỡng dẫn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện kiểm tra trước và sau khi cho người bệnh sử dụng thuốc dãn phế quản để chẩn đoán chính xác hơn.

Ngoài ra, một số xét nghiệm khác có thể còn được áp dụng để sàng lọc những trường hợp bị hen suyễn, bao gồm:

  • Xét nghiệm tìm chất dị ứng trong phổi, đường hô hấp.
  • Tiến hành đo độ nhạy cảm của đường hô hấp.
  • Thực hiện chụp X quang.

Từ các kết quả thăm khám, xét nghiệm, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hiện tại, việc điều trị hen suyễn chủ yếu là áp dụng phương pháp nội khoa.

Trong đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể, thuốc dự phòng và thuốc cắt cơn là hai loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất.

  • Thuốc dự phòng: bao gồm các loại thuốc có khả năng giúp giãn phế quản trong thời thời gian dài.
  • Thuốc cắt cơn: có tác dụng làm giảm cơn hen nhanh.

Việc sử dụng thuốc nên được chỉ định từ các bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bệnh nhân tăng nhãn áp mắc lo âu hoặc rối loạn trầm cảm cần báo với bác sĩ khi được kê đơn thuốc nhóm benzodiazepine trong đó có xanax (alprazolam)

Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc hay chuyển thuốc khi chưa được sự cho phép bởi điều này có thể khiến cho bệnh diễn biến phức tạp, gây biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là một số thông tin liên quan giúp trả lời thắc mắc bệnh hen suyễn là gì của nhiều bạn đọc.

Hy vọng rằng với những chia sẻ này, việc tầm soát và điều trị bệnh sẽ được chủ động và hiệu quả hơn, giúp cho người bệnh hạn chế tối đa những ảnh hưởng của bệnh hen suyễn tới sức khỏe.

Và đừng quên tìm tới bác sĩ khi có những dấu hiệu nghi ngờ của bệnh nhé.

  |   08/03/2019