Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh tim mạch là “thủ phạm” hàng đầu gây tử vong hàng năm. Nắm được bệnh tim mạch là gì sẽ giúp bạn có cách xử trí tốt nhất nếu mắc phải căn bệnh này.

Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch nói đến những bệnh liên quan trực tiếp đến sức khỏe của trái tim. Bệnh tim mạch khiến máu bị tích tụ và làm hẹp động mạch, khiến máu khó lưu thông. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài dễ hình thành máu đông, xơ vữa và tắc nghẽn động mạch. Điều này cũng có thể gây ra các cơn đau tim hoặc đột quỵ. Một số bệnh tim mạch phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Bệnh động mạch vành;
  • Bệnh cơ tim;
  • Loạn nhịp tim;
  • Suy tim.

Tim mạch là bệnh xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi, mọi giới tính. Vì thế, bạn cần theo dõi thường xuyên để có biện pháp khắc phục bệnh tốt nhất.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch?

Hiện nay có nhiều nguyên nhân gây phát triển bệnh tim mạch. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh:

Cholesterol cao

Cholesterol là một chất béo cần thiết trong máu, chúng có hai loại là (LDL) và (HDL). Khi hàm lượng Cholesterol tăng cao sẽ khiến cho máu khó lưu thông đến toàn bộ cơ thể. Bên cạnh đó, nếu các cục máu đông được hình thành sẽ khiến bệnh nhân dễ nhồi máu cơ tim và đột quỵ do máu không thể lưu thông đến toàn bộ cơ thể.

Cân nặng và vòng eo tăng cao

Những người béo phì dễ mắc các bệnh huyết áp, tim mạch. Do đó, cần phải theo dõi chỉ số BMI để kịp thời phát hiện và ngăn chặn béo phì. Nếu chỉ số BMI từ 25 trở lên cảnh báo bạn đang bị thừa cân. Còn nếu từ 30 BMI trở lên được xem là béo phì.

Đái tháo đường túyp 2

Khi lượng đường trong máu tăng quá cao sẽ làm tổn thương mạch máu và dễ khiến chúng tắc nghẽn hơn. Theo thống kê của Bộ y tế Việt Nam, có đến 70% người mắc bệnh tim mạch do tiểu đường tuýp 2. Do đó, nếu người bệnh mắc bệnh đái tháo đường cần phải theo dõi và kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Tăng huyết áp

Huyết áp thấp xảy ra khi chỉ số tâm thu cao hoặc bằng 135 mmHg và huyết áp tâm trương cao hơn hoặc bằng 85mmHg. Bệnh huyết áp cao thường xảy ra ở những người cao tuổi, bệnh hầu như không có dấu hiệu nhận biết mà âm thầm làm tổn thương động mạch nhanh chóng. Bệnh nếu không được sớm điều trị có thể dẫn đến suy tim.

Hút thuốc lá

Thói quen thường xuyên hút thuốc lá sẽ giết chết trái tim của bạn. Thành phần Nicotin trong thuốc lá quá cao sẽ làm tổn thương động mạch chủ, hình thành các cục máu đông do tim bị kích thích làm việc nhiều hơn. Ngoài ra, những người hít phải khói thuốc trong thời gian dài cũng đễ mắc bệnh tim mạch, hô hấp và phổi.

Yếu sinh lý

Testosterone thực chất là nội tiết tố nam, khi lượng Testosterone giảm sẽ làm dư thừa. Điều này khiến mảng bám ở thành mạch gia tăng, khiến việc lưu thông máu bên trong cơ thể. Đây cũng là lý do khiến bạn mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.

Một số loại thuốc hóa trị và xạ trị ung thư

Đôi khi sử dụng thuốc và các phương pháp như hóa trị, xạ trị cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lớn hơn bình thường.

Triệu chứng của bệnh tim mạch?

Đối với nam và nữ sẽ có dấu hiệu nhận biết các bệnh tim mạch khác nhau. Chẳng hạn, đàn ông có nhiều khả năng bị đau ngực, phụ nữ có nhiều triệu chứng khác cùng với khó chịu ở ngực như khó thở, buồn nôn và mệt mỏi.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau ngực, tức ngực, áp lực ngực và đau thắt ngực.
  • Khó thở.
  • Đau, tê yếu hoặc lạnh ở chân, cánh tay nếu các mạch máu ở những bộ phận trên cơ thể bị hẹp.
  • Đau ở cổ, hàm, cổ họng, bụng trên hoặc lưng.
  • Thay đổi nhịp tim của bạn.
  • Ho khan hay dai dẳng.
  • Chán ăn, buồn nôn và ói mửa.
  • Chóng mặt, ngất xỉu do máu đến não bị gián đoạn.

Bệnh tim mạch có thể điều trị nếu phát hiện kịp thời. Do đó, đừng lo lắng hãy trao đổi với bác sĩ để được hỗ trợ.

Điều trị bệnh tim mạch?

Để điều trị bệnh tim cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh. Ví dụ, nếu tim bị nhiễm trùng sẽ được cho dùng kháng sinh. Nói chung, điều trị bệnh tim thường bao gồm:

  • Thay đổi lối sống: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất và ít natri, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu.
  • Thuốc: Nếu chỉ thay đổi lối sống thì không đủ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để kiểm soát bệnh tim. Loại thuốc sẽ phụ thuộc vào bệnh tim mà bạn mắc phải.
  • Phẫu thuật: Nếu điều trị bằng thuốc không đạt hiệu quả, có thể bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện phẫu thuật. Tùy tình trạng bệnh mà có các loại phẫu thuật phù hợp.

Cách phòng tránh bệnh tim mạch

Một số loại bệnh tim, chẳng hạn như dị tật tim không thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, bạn có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim khác bằng cách thay đổi lối sống:

  • Loại bỏ thuốc lá, không uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác.
  • Kiểm soát các tình trạng sức khỏe khác như huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày vào các ngày trong tuần.
  • Ăn chế độ ăn ít muối và chất béo bão hòa.
  • Duy trì cân nặng
  • Giảm suy nghĩ căng thẳng
  • Thực hiện vệ sinh tốt.

Bệnh tim mạch là bệnh lý âm thầm hại sức khỏe của bạn. Vì vậy, nhận biết được triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị và phòng tránh hiệu quả. Bên cạnh đó, cần thường xuyên thăm khám nhằm phát hiện sớm, để khắc phục bệnh kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm.

  |   03/04/2019