Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Chăm sóc bệnh nhân bị viêm phổi bạn cần đảm bảo đường thở được lưu thông, theo dõi và nhanh chóng xử lý các tình huống nguy hiểm nhất. Dưới đây là kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi mà bạn nên biết.

Tại sao phải lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi?

Không giống như các bệnh khác, viêm phổi sẽ làm tổn thương trực tiếp đến tổ chức phổi. Người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện cảm giác đau ngực, sốt, khó thở.

Chăm sóc bệnh nhân viêm phổi không đúng cách sẽ khiến các vấn đề trên trở nên nguy hiểm hơn và có thể làm ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh, vì thế bạn cần có kế hoạch chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

https://nubacsy.com/6-trieu-chung-cua-viem-phoi-nghiem-trong/

Cụ thể trong kế hoạch của mình khi chăm sóc người viêm phổi bạn cần phải nhớ:

  • Luôn đảm bảo lưu thông đường hô hấp giúp bệnh nhân có thể thở nhẹ nhàng.
  • Sử dụng thuốc để điều trị tận gốc bệnh.
  • Theo dõi, kiểm tra để phát hiện ra các tình huống nguy hiểm nhanh chóng.
  • Nhanh chóng xử lý tình huống bị sốt do nhiễm khuẩn
  • Tăng xuất tiết đường thở
  • Rối loạn thông khí và khuếch tán khí
  • Suy tim liên quan đến thiếu oxy tổ chức

Nhận định tình trạng bệnh nhân trước khi lên kế hoạch

Nhận định tình trạng của bệnh nhân sẽ giúp bạn có kế hoạch chăm sóc phù hợp nhất sau đây:

  • Tiền sử bệnh: Bệnh đường hô hấp, thuốc đã sử dụng và điều trị trước đây.
  • Dấu hiệu bệnh hiện tại: Mức độ ho, sốt, có đờm, đau ngực, run, khó thở, mệt mỏi.
  • Theo dõi các dấu hiệu trong cơ thể, để nhanh chóng phát hiện các biến chứng bất thường trong cơ thể.
  • Dấu hiệu nhiễm khuẩn: Dễ dàng nhận thấy nếu lưỡi bẩn, sốt, tính chất sốt.
  • Khó thở: bạn có thể đọ tần suất thở, tính chất và mức độ khó thở ở bệnh nhân.
  • Tình trạng tím tái
  • Màu sắc của đờm
  • Huyết áp, đếm mạch thở của bệnh nhân.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Khi thực hiện quá trình chăm sóc bệnh nhân bạn cần giúp đỡ bệnh nhân dễ thở và giáo dục bệnh nhân tự chăm sóc sức khỏe bản thân tại nhà, cụ thể:

Tăng cường lưu thông máu trong cơ thể

Ở những bệnh nhân bị viêm phổi sẽ tăng sự tiết dịch và làm can trở quá trình trao đổi khí, tăng khả năng nhiễm bẩn đường hô hấp và làm cho bệnh nhân khó có thể chữa khỏi được bệnh. Vì thế, những người chăm sóc các bệnh nhân viêm phổi thhownfg sẽ phải tăng cường lưu thông cho bệnh nhân bằng các cách sau:

Cho bệnh nhân uống 2 – 3 lít nước/ngày để lãm loãng đờm và bù nước lại cho cơ thể. Điều này sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng giảm cảm giác sốt, thở nhanh.+

Làm ẩm và nóng không khí xung quanh, nếu được bạn cho bệnh nhân đeo khẩu trang và thở bằng đường mũi và thở qua miệng.

– Hỗ trợ bệnh nhân ho có hiệu quả

– Hướng dẫn bệnh nhân ho với tư thế cúi về phía trước, bởi nếu ngồi thẳng sẽ ho mạnh hơn và dễ đau hơn.

– Đầu gối và tư thế của bệnh nhân đảm bảo ở tư thế gấp để cơ bụng mềm và ít căng khi ăn ho.

– Hít thở

– Đầu gối và hông ở tư thế gấp để cơ bụng mềm và ít căng cơ bụng khi ho.

– Hít vào chậm bằng mũi và thở ra bằng miệng mím chặt

– Ho 2 lần mỗi khi thở ra, đồng thời co cơ bụng đúng lúc.

Dẫn lưu đờm theo tư thế: Khi bệnh nhân ho bạn kết hợp vỗ và rung lồng ngực để đờm được tống ra ngoài. Đồng thời nếu bệnh nhân yếu quá bạn có thể hút đờm rãi cho bệnh nhân.

Thở oxy khi được bác sĩ chỉ định và uống thuốc khánh sinh, thuốc long đờm để giảm thiểu bệnh.

Giảm hao hụt năng lượng

Để ngăn chặn tình trạng hao hụt năng lượng bệnh nhân nên nghỉ ngơi trên giường bệnh, dặn  bệnh nhân thay đổi tư thế thường xuyên. Nếu được chỉ định bạn cho bệnh nhân uống thêm thuốc ho và thuốc giảm đau.

Chống mất nước

Do tình trạng sốt và tăng tần số thở, các bệnh nhân sẽ cần một lượng nước nhất định vào cơ thể. Lúc này bạn nên ho bệnh nhân uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Có thể cho bệnh nhân uống sữa, ăn cháo loãng để cung cấp dinh dưỡng vào cơ thể. Ngoài ra, có thể truyền dịch nếu được bác sĩ cho phép.

Giáo dục bệnh nhân chăm sóc sức khỏe tại nhà

Sau khi bệnh nhân giảm được cơn sốt bạn nên tăng cường thể lực cho họ một cách từ từ. Băt đầu bằng bài tập thở sâu và ho để giúp làm sạch đường hô hấp và nở phổi.

Yêu cầu bệnh nhân nên kiểm tra X quang phổi sau 4 tuần kể từ khi xuất viện.

Khuyên bệnh nhân không nên tiếp xúc hay hút thuốc lá. Vì đây là tác nhân hàng đầu khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Không làm việc quá sức, thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột, bên cạnh đó bạn nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng vào cơ thể để tăng sức đề kháng.

Khuyên người bệnh nên tiêm phòng cúm định kỳ để phòng tránh bệnh.

Đánh giá quá trình chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Sau khi áp dụng theo đúng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi, bạn sẽ tiến hành đánh giá quá trình chăm sóc dựa vào các tiêu chí sau:

– Tần số thở.

– Mức độ tím tái của người bênh.

– Lấy mạch, đo nhiệt độ, huyết áp của cơ thể.

– Xem màu sắc, số lượng xuất hiện của đờm.

– Xem kết quả trên hình ảnh X quang phổi.

– Đánh giá bệnh nhân viêm phổ có thực hiện theo đúng hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ hay không.

Kết quả theo đúng mong muốn: Bệnh nhân không còn khó thở, cơ thể bình thường không tím tái, dấu hiệu mạch bình thường, khạc ít đờm, ăn uống tốt. Bên cạnh đó, kết quả trên x-quang được cải thiện rõ rệt.

Hi vọng với thông tin hữu ích về cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi trên đây, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt nhất.

  |   31/12/2018