Trang chủ » Sức khỏe sinh sản » Dấu hiệu sảy thai sớm nhất: Hình ảnh, hiện tượng & giải pháp

Dấu hiệu sảy thai sớm nhất: Hình ảnh, hiện tượng & giải pháp

Sảy thai là điều có khả năng xảy ra với thai phụ, dù không ai mong muốn. Có những dấu hiệu sảy thai, thai chết lưu nhất định. Do đó mẹ bầu luôn cần chú ý tới những thay đổi trên cơ thể để nhận ra những dấu hiệu này. Nếu sớm nhận biết và có phương án xử lý kịp thời, bạn vẫn có thể giữ được thai nhi và bảo vệ cho thai kỳ của mình.

Sơ lược về tình trạng sảy thai

Sảy thai là tình trạng thai kỳ kết thúc khi thai nhi chưa được tới 20 tuần tuổi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng sảy thai, nhưng rất khó để xác định nguyên nhân rõ ràng. Thông thường những thai nhi bị sẩy có cân nặng dưới 500g. Khi ra khỏi buồng tử cung nó sẽ gây ra những dấu hiệu đặc trưng.

Có các hình thức sảy thai mà thai phụ có thể gặp phải như sau:

  • Sảy thai hoàn toàn: Là tình trạng phôi thai sẽ bị đẩy ra khỏi cơ thể cùng một lúc.
  • Sẩy thai không hoàn toàn: Là tình trạng các phần của thai nhi sẽ dần dần bị đẩy khỏi cơ thể trong nhiều lần.
  • Trứng trống: Phôi thai ngưng phát triển trong tử cung.
  • Sảy thai tái phát (liên tiếp): Ba lần liên tiếp sảy thai hoặc hơn.
  • Sảy thai ngoài tử cung: thai bị sảy nằm trong ống dẫn trứng hoặc các vị trí khác ngoài tử cung.
  • Dọa sẩy thai: Thai phụ bị chuột rút hoặc xuất huyết, cho thấy nguy cơ sảy thai có thể xảy ra.

Sảy thai có thể xảy ra khi bạn còn chưa biết mình đang mang thai. Tình trạng này không giống với thai chết lưu. Bởi lẽ thai chết lưu là khái niệm dành cho thai nhi bị chết sau 20 tuần tuổi.

Dấu hiệu sảy thai 3 tuần tuổi
Dấu hiệu sảy thai 3 tuần tuổi – chị em nên biết

Dấu hiệu sảy thai chị em cần nắm được

Những dấu hiệu sảy thai phổ biến bao gồm:

Chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo thường xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ, là một hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên nếu tình trạng này gặp đi lặp lại, vậy máu sảy thai có màu gì – máu chảy ra màu đỏ tươi thì có khả năng sảy thai đang diễn ra. Điều này thường liên quan tới sự sụt giảm hormone sinh dục trong cơ thể thai phụ.

Chuột rút kèm chảy máu

Thai nhi thường đè nặng lên vùng chậu làm tăng áp lực. Nếu lúc này bạn cảm thấy áp lực vùng chậu đi kèm với dấu hiệu khó thở, chuột rút, chảy máu âm đạo thì rất có thể bạn đã bị sảy thai. Nếu không thì nguy cơ sảy thai cũng cao.

Dịch âm đạo bất thường

Khi mang thai, để môi trường âm đạo luôn ẩm ướt, phụ nữ thường tiết nhiều chất nhờn. Tuy nhiên nếu dịch này tiết ra nhiều kèm theo màu hồng do lẫn máu thì đó là dấu hiệu nguy hiểm. Trong một số trường hợp, bạn còn có thể thấy cục máu đông đi kèm khí hư.

Đau lưng, đau bụng dưới

Bạn có thể cảm nhận tình trạng này tương đối giống với khi hành kinh. Nhưng nếu nó xuất hiện khi bạn đang mang thai thì cần cảnh giác. Bởi lẽ mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai thường khiến thai phụ bị đau bụng dưới. Đặc biệt nếu cảm thấy khó thở, bụng dưới đau và co thắt, âm đạo chảy máu thì bạn cần đến bệnh viện ngay.

Mất triệu chứng thai nghén

Nếu những triệu chứng ốm nghén như căng tức ngực, buồn nôn, chán ăn… đột nhiên biến mất thì bạn cần lưu ý. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã xảy thai và thai kỳ đã dừng lại.

Thử thai âm tính

Sảy thai là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thử thai ban đầu dương tính, nhưng sau đó chuyển thành âm tính.

Ngoài ra nếu bạn bị sảy thai do thai nhi nằm bên ngoài tử cung thì sẽ gặp một số triệu chứng điển hình. Đó là các triệu chứng đau vai, đau bụng dữ dội, tiêu chảy, nôn mửa, dễ ngất xỉu…

Dấu hiệu sảy thai theo thời điểm

Theo các chuyên gia, mỗi thời điểm trong thai kỳ lại có những dấu hiệu sảy thai riêng biệt. Cụ thể như sau:

Dấu hiệu sảy thai từ tuần 1 đến tuần 6

Khi thai nhi đạt được từ 1 đến 2 tuần tuổi thì hầu hết thai phụ chưa nhận ra mình đã mang thai.

Ở giai đoạn này hoặc thậm chí khi thai nhi đạt đến 6 tuần tuổi. Bạn sẽ có cảm giác đau bụng, âm đạo bị chảy máu khi sảy thai. Lúc này, khi thai nhi mới đạt một đến hai tuần tuổi. Nếu bạn làm xét nghiệm thử thai sẽ thấy kết quả âm tính. Ngoài ra trong một số trường hợp, bạn khó có thể phân biệt được mình đang bị sảy thai hay chỉ là do gặp phải chu kỳ kinh nguyệt bất thường.

Dấu hiệu sảy thai từ tuần 6 đến tuần 12

Khi thai nhi đạt từ 6 đến 12 tuần tuổi. Nếu sảy thai bạn thường gặp các triệu chứng như âm đạo ra máu, chuột rút, đau xương chậu… Ngoài ra các dấu hiệu mang thai của bạn sẽ dần dần biến mất.

Đặc biệt ở giai đoạn đầu, bạn thường cảm thấy chuột rút. Tình trạng này càng thêm nghiêm trọng nếu bạn mất máu quá nhiều. Máu âm đạo có thể xảy ra từng ít một do sảy thai không hoàn toàn, hoặc chảy ra ồ ạt nếu sảy thai hoàn toàn.

Dấu hiệu sẩy thai từ tuần 12 đến tuần 20

Khi thai nhi đạt từ 12 đến 20 tuần tuổi. Mẹ bầu nếu sảy thai sẽ thấy đau bụng dữ dội do cơ bụng co thắt mạnh. Mẹ bầu cũng ra máu âm đạo nhiều hơn và thường xuyên thở gấp.

Dấu hiệu dọa sẩy thai

Dọa sảy thai được định nghĩa là khi thai nhi vẫn sống và phát triển trong tử cung. Tuy nhiên mẹ bầu lại gặp phải triệu chứng ra máu, đau bụng. Tình trạng này xảy ra với những thai nhi chưa đến 20 tuần tuổi, và cần sớm được xử lý ổn thỏa. Nếu không sẽ thực sự dẫn tới sảy thai.

Có tới 40% trường hợp dọa sảy thai trở thành sảy thai. Điều này gặp nhiều hơn ở phụ nữ lớn tuổi.

Nếu gặp phải các triệu chứng sau đây trong những tuần đầu tiên mang bầu, thai phụ nên đi khám ngay. Đây đều là dấu hiệu cho thấy dọa sảy thai:

Đau bụng

Đau bụng là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất và cũng là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo thai phụ về nguy cơ dọa sảy thai. Cụ thể, thai phụ thường thấy đau từng cơn, đau lâm râm ở bụng dưới. Cơn đau này khiến cho vùng thắt lưng bị mỏi. Mẹ bầu cần tới cơ sở y tế khám ngay nếu cơn đau này không thuyên giảm.

Ra máu

Triệu chứng điển hình thứ hai của tình trạng dọa sảy thai là ra máu âm đạo. Máu này có màu sắc thay đổi, có thể là hồng nhạt, đỏ tươi hoặc nâu sẫm tùy theo tình trạng của thai phụ là nặng hay nhẹ.

Các chuyên gia khuyên bạn sau khi rụng trứng từ 7 đến 10 ngày. Nếu thấy âm đạo ra máu đỏ hoặc có màu khác lạ thì nên đi khám ngay. Những mẹ bầu đang trong ba tháng đầu của thai kỳ gặp phải tình trạng này cũng cần lưu ý để kịp thời đi khám.

Tuy nhiên cũng có trường hợp được xác định là dọa sảy thai nhưng không thấy âm đạo ra máu. Điều này là do nhau thai có khả năng bong ra, nhưng chưa thoát được ra ngoài âm đạo. Để sớm phát hiện trường hợp này bạn cần khám thai định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ.

Mẹ bầu sốt cao

Sốt cao trên 38 độ có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang rơi vào tình trạng dọa sảy thai.

Bên cạnh đó, nếu thấy sốt cao đi kèm với triệu chứng phát ban, đau khớp thì có khả năng bạn đã bị nhiễm trùng toxoplasma, cytomegalovirus hoặc parvovirus… Các tình trạng này thường khiến cho thai nhi sinh ra bị điếc hoặc câm bẩm sinh, do đó bạn cần lưu ý và thận trọng.

Đau buốt khi đi tiểu

Những vấn đề về đường tiết niệu và bàng quang thường khiến mẹ bầu bị tiểu ra máu, tiểu ra mủ, tiểu đau, tiểu buốt… Khi gặp phải những dấu hiệu này bạn cần đi khám và điều trị ngay. Nếu không tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm bàng quang có thể dẫn tới nguy cơ dọa sảy thai ở mẹ bầu trong những tháng đầu thai kỳ.

>>>> Xem thêm: Máu báo thai là gì? Phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt

Làm sao khi thấy dấu hiệu sảy thai?

Ngoài việc đến cơ sở y tế thăm khám càng nhanh càng tốt, mẹ bầu nên thực hiện những điều sau khi thấy có nguy cơ dọa sảy thai:

  • Tránh căng thẳng quá mức, luôn giữ tinh thần vui vẻ thoải mái.
  • Tránh bị kích thích, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Không hoạt động mạch.
  • Áp dụng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng.
  • Không xoa bụng vì hành động này có thể kích thích tử cung co bóp, tống thai nhi ra ngoài.

Nếu như bác sĩ chẩn đoán rằng bạn đã sảy thai, với những thai nhi còn nhỏ tuổi thì bạn không cần can thiệp y tế. Bởi lẽ cơ thể có thể tự loại bỏ các phần của thai nhi ra ngoài. Tuy nhiên với những thai nhi lớn hơn, đa phần các trường hợp bạn phải nhờ bác sĩ gắp rau, gắp thai ra. Hoặc sử dụng thuốc để đẩy toàn bộ thai nhi ra ngoài. Sau quá trình đó, bạn nên áp dụng một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể phục hồi được như trước.

Cách phòng tránh sẩy thai cho mẹ bầu

Nhằm đảm bảo 1 thai kỳ khỏe mạnh, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện những điều sau đây:

  • Tránh xa các loại chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, những loại chất thải, hóa chất độc hại có trong môi trường ngoài.
  • Trước và trong thời gian mang bầu hãy duy trì một mức cân nặng vừa phải.
  • Trong thời gian mang thai. Cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để cung cấp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng với nhiều hoa quả, trái cây, rau xanh.
  • Khi có ý định tập luyện trong thai kỳ. Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia thể thao hoặc bác sĩ. Quá trình luyện tập thể dục thể thao cần phải hợp lý, tránh tình trạng đau nhức cơ, stress, … Bởi lẽ tình trạng này có thể làm ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu luyện tập hợp lý, bạn có thể tăng sức chịu đựng trong thai kỳ, tăng sức khỏe và sức đề kháng.
  • Có một số loại thuốc không thích hợp để sử dụng trong thai kỳ như: Thuốc kháng viêm không steroid, thuốc retinoids, misoprostol, methotrexate… Vì thế khi có ý định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn cũng nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.

Bài viết trên đã cung cấp cho chị em những dấu hiệu sảy thai phổ biến, cùng với cách phòng ngừa và xử lý hiệu quả. Nắm vững những kiến thức đó có thể giúp cho mẹ bầu bảo vệ thai nhi, có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

  |   11/05/2021