Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » Hội chứng đông đặc phổi

Hội chứng đông đặc phổi

Đông đặc phổi là tình trạng nhu mô phổi bị viêm, các phế nang, vùng tổn thương xung quanh huyết chứa đầy tiết dịch. Bệnh nếu không được điều trị sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của bản thân.

Hội chứng đông đặc phổi xuất phát từ đâu?

Phổi đông đặc xảy ra khi không khí lấp đầy các đường hô hấp nhỏ của phổi bị thay thế bằng thứ khác như mủ, máu hoặc nước. Các chất rắn  như trong thức ăn, dạ dày hoặc các tế bào trong cơ thể. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng này như sau:

Viêm phổi thùy

Viêm phổi thùy được hình thành do các tổn thương trong tổ chức phổi như liên kết kẽ, phế nang… gây ra. Nguyên nhân gây nên bệnh này là do vi khuẩn, nấm, hóa chất và ký sinh trùng di chuyển vào cơ thể.

Các triệu chứng đi kèm bao gồm rét đột ngột kèm theo cơn rét run, ho có đờm, màu rỉ sắt, đau tức ngực, khó chịu…

Đông đặc phổi do bệnh áp xe phổi gây nên

Áp xe phổi là tình trạng nung mủ của nhu mô phổi, triệu chứng ban đầu của bệnh giống như viêm phổi thủy hoặc viêm phổi đốm. Khi phát triển sẽ có biểu hiện ộc mủ lẫn máu bên trong.

Nhồi máu phổi

Nhồi máu phổi là một trong những bệnh có nguy cơ dẫn đến hội chứng đông đặc ở bộ phận này. Bệnh này để lâu có thể dẫn đến biến chứng thành nhồi máu cơ tim.

Hiện tượng này thường xuất hiện sau phẫu thuật vùng tiểu khung, hẹp van 2 lá, phụ nữ sau khi sinh con… các dấu hiệu nhận biết đơn giản là đau tức ngực, khó thở, ho ra máy tươi.

Bệnh lao phổi

Ở các bệnh nhân mắc bệnh lao phổi, đây là bệnh lý có diễn tiến lâm sàng mãn tính. Các bệnh nhân khi đó sẽ có biểu hiện ho kéo dài thường xuyên, suy nhược cơ thể, sốt vào thời điểm chiều và tối.

Xẹp phổi do chèn ép phế quản

Xẹp phổi là bệnh lý gây ra triệu chứng đông đặc ở phổi, để chẩn đoán bệnh các bác sĩ sẽ phải dựa vào kết quả Xquang. Nếu trường hợp xẹp phổi do bị chèn ép đột ngột như có cục máu sau khi ho, ho có dị vật, khó thở dữ dội. Kết quả Xquang sẽ xuất hiện triệu chứng tràn dịch màng phổi, lồng ngực lép xẹp rõ rệt.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng đông đặc phổi

Hiện tượng đông đặc phổi sẽ được chia thành 2 loại bao gồm hội chứng đông đặc phổi điển hình và không điển hình, cụ thể:

Triệu chứng đông đặc điển hình

Các dấu hiệu thường thấy ở người bị đông đặc phổi sẽ gặp phải là rung thanh tăng, rì rào phế nang giảm và xuất hiện gõ đục ít nhiều.

Triệu chứng phổi đông đặc không điển hình

Khi đó người bệnh sẽ nghe thấy nhu mô phổi đông đặc trên diện rộng lớn và có thể xuất hiện thêm triệu chứng lâm sàng như tràn dịch màng phổi, chọc dò không có nước.

Trường hợp đông đặc thể trung tâm bạn sẽ thấy nhu mô phổi đông đặc ở dân roan phổi và xa thành ngực. Không phát hiện được các triệu chứng lâm sàng. Để chẩn đoán bệnh bạn sẽ dựa vào X – quang để chẩn đoán.

Phổi đông đặc không điển hình xuất phát từ việc nhiễm ký sinh trùng như giun đũa, giun kim hoặc virus. Các bác sĩ sẽ dễ dàng chẩn đoán và chữa trị dứt điểm trong vài tuần.

Hội chứng phổi đông đặc co rút là do tổn thương mãn tính ỏ mô phổi như áp xe, lao… Để chẩn đoán được bệnh bạn sẽ dựa vào x – quang là chủ yếu. Ngoài ra người bệnh sẽ có dấu hiệu rung thanh giảm hay mất, lồng ngực bên tổn thương, kém di động, gọ đục.

Triệu chứng X quang

Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng hình mờ chiếm một vùng hoặc rải rác trên phế trường. Hình mờ này sẽ chiếm một phần thùy, có khi cả bên phổi. Bên cạnh đó mật độ hình mờ đều hoặc không đều, có ranh giới rõ hoặc không.

Để quan sát rõ người bệnh sẽ phụ thuộc vàp phổi, cơ rút hoành, trung thất và khoảng liên sườn để chẩn đoán chứng đông đặc, co rút. Bên cạnh đó, nếu các tạng lân cận bị chảy ra người bệnh sẽ dễ dàng bị tràn dịch màng phổi.

Điều trị chứng đông đặc phổi như thế nào?

Viêm phổi: Ở bệnh nhân bị viêm phổi sẽ dược điều trị bằng thuốc nhằm loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh. Thông thường bạn sẽ được kê toa kháng virus hoặc thuốc chống nấm hau thuốc ho để kiểm soát ho, đau ngực, sốt.

Phù phổi: Để điều trị phù phổi sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị phù hợp nhất. Thông thường bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc loại bỏ các chất lỏng dư thừa và giảm áp lực trong máu.

Xuất huyết phổi: Phương pháp được sử dụng để điều trị trong trường hợp này sẽ là thuốc ức chế miễn dịch và phương pháp steroid.

Viêm phổi hít: Bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng các loại kháng sinh liều mạnh để giảm nhiễm trùng do thuốc kháng sinh không hoạt động. Nếu bệnh nặng bạn sẽ được kê toa steroid để giảm viêm.

Ung thư: Đây là bệnh rất khó điều trị và cách duy nhất là áp dụng phương pháp phẫu thuật. Phương pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp u lành và chưa phát triển quá to.

Hi vọng, với những thông tin hữu ích về chứng đông đặc phổi trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị sớm. Tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bản thân.

  |   26/12/2018