Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » Làm thế nào để con sinh ra giống bố?

Làm thế nào để con sinh ra giống bố?

Làm thế nào để sinh con ra giống bố? Có phải như dân gian nói chỉ cần mẹ yêu bố hay bà bầu suy nghĩ nhiều về chồng của mình thì con sẽ giống bố.

Theo quan niệm người Việt, việc con giống bố là một cái gì đấy rất đáng tự hào bởi sẽ không một ai có thể nhắc đến ông hàng xóm hay đại loại những vấn đề tương tự khác.

Theo di truyền học, con cái là sản phẩm kế thừa là sự hội tụ của tất cả những nét đẹp của bố và mẹ của chúng.

Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra việc màu da, nét mặt, miệng, tai màu tóc hay thậm chí là móng tay là thứ mà cha và mẹ đã di truyền sang cho bé.

Tuy nhiên, có nhiều bà mẹ hay ông chồng chỉ thích con sinh ra giống bố, mang tất cả những đặc thù, hình hài từ thân phụ của chúng và cả 2 đã tìm đủ mọi cách nhằm đạt được mong muốn này.

Có thể cách tư duy trên có thể xuất phát từ việc nếu đẻ được con giống bố như đúc sẽ khiến chị em được cưng chiều hơn, sẽ mang lại niềm vui cho chồng của mình, hoặc chỉ đơn giản là tình yêu của các bà mẹ. Dân gian có câu “con trai giống mẹ, con gái giống cha”.

Có cách nào để sinh con ra giống bố không?

Vậy làm thế nào để sinh con trai ra giống bố? Theo khoa học, con cái sinh ra sẽ thừa hưởng những gene nổi trội của cả cha và mẹ.

Do đó, không có cách nào để con trai sinh ra giống bố có chăng em bé chỉ giống bố khi gene trội của bố mạnh và nhiều hơn mẹ mà thôi.

Thụ tinh nhân tạo giúp đẻ con giống bố

Thụ tinh nhân tạo, hay làm IVF có thể giúp em bé sinh ra giống chồng, đây lối tư duy sai lầm mà nhiều người thường nghĩ tới.

Họ thường nghĩ trong quá trình TTNT bác sĩ có thể tách phôi lựa chọn giới tính thì cũng có thể giúp em bé giống bố nhiều hơn.

Việc này không hoàn toàn chính xác đâu nhé, bởi như đã nói ở trên di truyền và gene mới tác động tới việc này mà thôi.

Chỉ cần mẹ mang thai yêu bố thì con sẽ giống bố hơn

Có thể bạn đã nghe được đâu đó rất nhiều câu chuyện như khi mang thai chỉ cần yêu hay suy nghĩ nhiều tới người đàn ông của mình thì em bé sinh ra sẽ giống người đó.

Thế nhưng chưa có bất kỳ nghiên cứu hay thí cuộc khảo sát này trên thế giới chứng minh luận điểm này là đúng đâu nhé.

Các gia đình, cặp vợ chồng cũng không nên dựa vào suy luận này để kết luận vấn đề cũng như đánh giá tình yêu dựa trên kết quả mà em bé vợ mình sinh ra.

Có thể bạn quan tâm: Con trai đầu lòng thường giống ai

Không phải lúc nào con đẻ ra cũng giống bố hoặc mẹ

Nghe thì có vẻ hơi vô lý, tuy nhiên thế giới muôn màu và di truyền học thâm sâu và việc con ruột không giống bố mẹ là điều không phải là không có.

Bé có thể cao hơn, thông minh hơn, hay nóng tính không giống bố và mẹ của chúng là điều hoàn toàn bình thường.

Lý giải cho việc này, bạn cần phải nắm được đặc trưng trong vấn đề di truyền ở người do 2 yếu tố quyết định: cha mẹ và môi trường. Cụ thể

Ở mỗi đứa trẻ, sẽ được thừa hưởng từ bố và mẹ chúng, mỗi người sẽ di truyền cho con mình 1 gen đơn lẻ, để chúng kết hợp với nhau tạo thành một cặp. Những cặp gen này kết hợp với nhau và mang theo đặc trưng di truyền như các bạn biết là ADN hoặc nhóm máu.

Môi trường: ngoài thửa hưởng từ cha mẹ, thì môi trường cũng là yếu tố tác động tới đặc điểm ngoại hình hay tính cách của bé rất nhiều, cụ thể là sự khác biệt về chiều cao, cân nặng, nước da hay có thể là IQ….

Con ruột không cùng nhóm máu với bố hoặc mẹ

Đừng quá ngạc nhiên, việc bố hoặc mẹ đều mang nhóm máu A nhưng khi đẻ ra bé lại có nhóm máu O trên thế giới không phải là hiếm gặp.

Lý giải: Hệ máu của người, ở đây là hệ nhóm ABO là tập hợp các nhóm máu A, B, O và AB.

Hoán vị cho nhau, chúng tạo ra các cặp gen:

  • AA;
  • AO;
  • AB;
  • BB;
  • BO;
  • OO;

Nếu cả bố và mẹ mang nhóm máu A và gen di truyền biểu hiện là AO khi kết hợp với tinh trùng của bố thì sinh ra con nhóm máu O.

Tổng kết

Con cái thừa hưởng tất cả những gì nổi trội của bố mẹ, bên cạnh môi trường sống, cách giáo dục cũng sẽ tác động đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé.

Như vậy làm thế nào để sinh con ra giống bố sẽ không có lời giải. Các gia đình hãy thay đổi tư duy của mình con cái giống bố hay mẹ cũng không quan trọng hơn việc cả vợ chồng cùng chăm sóc thật tốt cho đứa trẻ.

  |   15/02/2019