Trang chủ » Sức khỏe sinh sản » Phá thai » [Giải đáp] Phá thai 1 tháng tuổi có tội không?

[Giải đáp] Phá thai 1 tháng tuổi có tội không?

Để đi đến quyết định phá thai là một điều không hề dễ dàng đối với người phụ nữ. Đặc biệt, dưới cái nhìn khắt khe của xã hội, phá thai vẫn là một việc làm đầy tội lỗi. Và những người đã từng phá thai cũng luôn phải gánh chịu những cái nhìn không mấy thiện cảm về việc làm của mình. Phá thai 1 tháng tuổi có tội không? Câu hỏi này đã và đang là nỗi trăn trở của không ít chị em.

Thai 1 tháng tuổi có phá được không?

Thông thường các chị em phụ nữ dễ phát hiện ra việc mang thai ở thời điểm 1 tháng tuổi. Bởi lúc này, sau khi trứng và tinh trùng được thụ tinh thành công, tạo thành hợp tử. Cơ thể người phụ nữ bắt đầu có dấu hiệu nhận biết, với chỉ số HCg tăng cao. Và cũng chính vì vậy mà những trường hợp có thai ngoài ý muốn, không có khả năng sinh nở thường lựa chọn việc phá thai 1 tháng tuổi.

Theo các chuyên gia, ở thời điểm 1 tháng tuổi, bào thai mới ở dạng hợp tử, có kích thước rất bé, chỉ khoảng 0,35 – 0,6mm. Vì ở thời điểm bắt đầu nên thành tử cung của người mẹ cũng chưa lớn mạnh. Tùy vào trường hợp mà khi thai 1 tháng tuổi đã có thể vào bên trong tử cung để làm tổ hoặc chưa. Do đó, sự liên kết với cơ thể mẹ là rất ít.

Nếu muốn phá thai 1 tháng tuổi, các chị em có thể thực hiện. Việc áp dụng các biện pháp phá thai an toàn có thể giúp đình chỉ thai cho hiệu quả cao, ít gây ra sự tác động đối với người phụ nữ. Tuy nhiên, các chị em cần suy nghĩ thật kĩ trước quyết định phá thai. Bởi chắc chắn, dù áp dụng cách phá thai 1 tháng tuổi nào cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới tâm lý, đôi khi là cả sức khỏe.

Phá thai 1 tháng tuổi có tội không

Phá thai 1 tháng tuổi có tội không?

Từ xưa đến nay, khi nói đến việc phá thai, nhiều người vẫn cho rằng đây là việc làm vô đạo đức, trái với quy luật của tự nhiên. Và những người phụ nữ phá thai, dù là với bất cứ nguyên do nào cũng đều bị xem là người có tội.

Tuy nhiên trên thực tế, nếu xét về bản chất, phá thai và một hành vi được pháp luật cho phép và bảo vệ. Nhất là với các trường hợp sau:

  • Thai bị dị tật bẩm sinh nặng, khi chào đời khó phát triển như người bình thường.
  • Người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, việc sinh nở có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
  • Thai phụ bị xâm hại tình dục

Ngoài ra, những trường hợp phải phá thai do mang thai ngoài ý muốn, vỡ kế hoạch… cũng có thể chấp nhận. Bởi việc giữ lại thai có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống và hạnh phúc trong tương lai của cả người mẹ và đứa trẻ.

Phá thai chỉ được xem là có tội nếu việc làm này liên quan đến vấn đề tôn giáo, giới tính thai nhi hoặc các mục đích vụ lợi khác… Ở một số nước trên thế giới đã áp dụng hình thức cấm phá thai. Thậm chí là xử lý hình sự đối với các trường hợp phá thai. Còn ở Việt Nam, nhà nước không cấm phụ nữ phá thai nhưng sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cơ sở nạo phá thai trái phép.

Các chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo, chị em phụ nữ nếu không rơi vào các hoàn cảnh đặc biệt, buộc phải bỏ thai thì không nên phá thai. Bởi dù bạn có phá thai bằng cách nào thì nó cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định. Nó còn có thể để lại “bóng đen” tâm lý, khiến bạn bị ám ảnh suốt cả cuộc đời.

Các cách phá thai 1 tháng tuổi an toàn

Đối với các trường hợp thai 1 tháng tuổi, thai phụ thường được chỉ định áp dụng cách phá thai bằng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thai phụ cũng có thể phải thực hiện nạo hút thai 1 tháng tuổi. Đây đều là các phương pháp phá thai an toàn và được áp dụng phổ biến hiện nay.

Phá thai 1 tháng bằng cách phá thai bằng thuốc

Là hình thức đình chỉ thai bằng cách sử dụng thuốc phá thai. Đây là loại thuốc có khả năng chấm dứt sự phát triển của thai ở trong tử cung và đẩy thai ra ngoài bằng các cơn co bóp tử cung. Phương pháp phá thai này thường được chỉ định cho các trường hợp phá thai dười 7 tuần tuổi.

Bởi vậy, đối với trường hợp phá thai 1 tháng tuổi, việc dùng thuốc phá thai sẽ được ưu tiên hơn các phương pháp khác. Ưu điểm của cách phá thai này gồm:

  • Cho hiệu quả đình chỉ thai cao, trên 90%
  • Cách thực hiện đơn giản, không tốn nhiều thời gian
  • Không xâm lấn hay tác động trực tiếp vào bên trong tử cung
  • Hạn chế các biến chứng nguy hại cho sức khỏe
  • Giá thành thấp, ít tốn kém

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp bỏ thai 4 tuần tuổi đều có thể áp dụng cách phá thai bằng thuốc. Trên thực tế, phương pháp này chỉ được áp dụng với những trường hợp đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Thai phụ không bị dị ứng với thuốc phá thai
  • Thai phụ không mắc bệnh lý tuyến thượng thận, bệnh rối loạn đông máu hay các bệnh về tim mạch,…
  • Thai phụ không sử dụng corticoid hoặc thuốc chống đông trong thời gian dài.

Với những trường hợp không đáp ứng được các yếu tố trên. Bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng phương pháp phá thai 1 tháng tuổi phù hợp hơn.

Phá thai 1 tháng tuổi bằng cách nạo hút thai

Thông thường, cách nạo hút thai được chỉ định cho các trường hợp phá thai 7 tuần – 12 tuần. Đây là hình thức phá thai ngoại khoa, sử dụng các dụng cụ y tế chuyên dụng để can thiệp vào bên trong tử cung, chấm dứt quá trình phát triển của thai và đưa thai ra ngoài.

Mặc dù là một thủ thuật ngoại khoa phải tác động trực tiếp vào bên trong cơ thể, nhưng nạo hút thai vẫn là biện pháp phá thai an toàn nếu được thực hiện tại các địa chỉ uy tín. Ưu điểm của phương pháp nạo hút thai 1 tháng tuổi gồm:

  • Cho kết quả đình chỉ thai cao (>95%)
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ trong khoảng 15 – 30 phút
  • Thai phụ không cần lưu lại cơ sở y tế
  • Thời gian hồi phục sau thủ thuật nhanh

Để áp dụng các phá thai 1 tháng tuổi bằng nạo hút thai. Người mẹ cũng phải đáp ứng được các điều kiện sau:

Tuy nhiên, cũng giống như phương pháp phá thai 1 tháng tuổi bằng thuốc, thai phụ muốn áp dụng phương pháp hút thai phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Không bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Nếu có thì phải được chữa trị khỏi
  • Không mắc các bệnh nội khoa cấp tính hoặc các bệnh mãn tính như gan, thận, rối loạn đông máu, tim mạch, hen suyễn, huyết áp, bệnh lý tuyến thượng thận…
  • Không bị dị dạng đường sinh dục

=> Tóm lại, để biết mình có thể áp dụng cách phá thai 1 tháng tuổi nào cho phù hợp. Các chị em nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Các hệ lụy nguy hiểm khi phá thai 1 tháng tuổi không đúng cách

Các chuyên gia khuyến cáo chị em phụ nữ nên phá thai ở các địa chỉ phá thai uy tín, kể cả phá thai bằng thuốc hay nạo hút thai. Bởi điều này sẽ giúp kết quả đình chỉ thai được tốt hơn, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hại có thể xảy ra.

Nếu các bạn bất chấp tự phá thai tại nhà bằng các cách không khoa học như dùng rau ngót, nước dừa…, mua thuốc phá thai về nhà uống hay phá thai tại các địa chỉ phá thai trái phép thì có thể đối mặt với nhiều hệ luy nguy hiểm. Bao gồm:

  • Băng huyết

Là tình trạng sau khi phá thai bạn bị ra máu kéo dài, với số lượng lớn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thậm chí là gây suy nhược cơ thể, ảnh hưởng tới tính mạng.

  • Sót thai, sót nhau

Là tình trạng một phần của bào thai không được lấy ra ngoài hoàn toàn. Khi thai hoặc nhau thai bị sót lại ở tử cung có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng bên trong cơ quan sinh sản rất nguy hiểm.

  • Viêm phụ khoa

Khi phá thai không đúng cách, không đảm bảo an toàn sẽ dễ gây tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục. Những căn bệnh như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng hay viêm vòi trứng… đều có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.

  • Vô sinh

Việc phá thai không an toàn cũng có thể tác động đến các cơ quan sinh sản của người phụ nữ, làm giảm khả năng thụ tinh và tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn. Đặc biệt những nữ giới phá thai nhiều lần, nguy cơ vô sinh sẽ càng cao.

Những điều cần lưu ý khi phá thai 1 tháng tuổi

Để đảm bảo cho việc phá thai 1 tháng tuổi được an toàn, thuận lợi, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Các chị em nên ghi nhớ những vấn đề sau:

  • Thăm khám trước khi phá thai để xác định tình trạng sức khỏe, độ tuổi thai nhi để được tư vấn cách đình chỉ thai phù hợp.
  • Dù phá thai bằng cách nào cũng nên thực hiện ở cơ sở y tế, kể cả với hình thức phá thai bằng thuốc
  • Tuân thủ mọi chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ trong quy trình phá thai
  • Sau khi phá thai xong không nên về ngay mà hãy ở lại cơ sở y tế để theo dõi. Chỉ khi sức khỏe ổn định bạn mới được ra về.
  • Hãy hạn chế vận động mạnh, nhất là mang vác nặng, làm việc nặng ngay sau khi mới phá thai xong.
  • Chú ý việc vệ sinh vùng kín, nhất là trong những ngày bị ra máu vùng kín. Hãy sử dụng băng vệ sinh để thấm hút nhưng nên thay băng đúng thời hạn.
  • Nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các thức ăn tốt cho việc hồi phục sức khỏe sau phá thai. Ngủ nghỉ đúng giờ, không nên hút thuốc lá, dùng bia rượu hay các đồ uống kích thích…
  • Không nên quan hệ tình dục ngay sau khi phá thai. Chỉ khi cơ thể hồi phục hoàn toàn thì mới quan hệ lại. Nhưng lưu ý cần dùng các biện pháp tránh thai để không không mang thai ngoài ý muốn.
  • Nếu sau khi phá thai xảy ra các dấu hiệu bất thường, hãy quay lại cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và xử lý.

Như vậy, chúng ta không thể khẳng định được việc phá thai 1 tháng tuổi có tội hay không? Điều này phụ thuộc vào cách nhìn nhận và lương tâm của mỗi người. Tuy nhiên, để tránh các hệ lụy do việc phá thai gây ra, các chị em hãy trang bị cho mình các kiến thức về phòng tránh thai an toàn.

Trong trường hợp buộc phải bỏ thai, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được hướng dẫn. Nếu bạn còn thắc mắc gì với vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới số điện thoại 02437.152.152 để được các chuyên gia hỗ trợ chi tiết 24/24h.

  |   08/09/2020