Tá dược là gì?
Tá dược là thành phần không thể thiếu trong các loại thuốc tây. Nhưng hầu hết chúng ta đều không biết tá dược là gì và có tác dụng gì trong loại thuốc đó. Nếu bạn cũng có thắc mắc này thì hãy đọc tiếp giải đáp dưới đây nhé.
Thế nào là tá dược
Tá dược là chất không có dược lý giúp điều trị bệnh mà chỉ là thành phần thêm giúp xây dựng công thức thuốc. Thông thường các loại thuốc có các chất có tính dược lý rất mạnh cần có các chất độn để pha loãng, các chất này được gọi chung là tá dược.
Trong quá trình sản xuất thuốc, tá dược đóng vai trò quan trọng như:
- Dung môi hòa tan các chất hữu cơ, phân giải acid giúp việc sản xuất thuốc nhanh hơn;
- Là chất chống oxy hóa;
- Chất đệm điều chỉnh độ PH với chức năng làm ổn định thuốc;
- Sát khuẩn (với các loại thuốc đóng chai).
Vai trò của tá dược đối với thuốc
Đối với thuốc, tá dược có vai trò như một chất phụ gia giúp ổn định và hoàn thiện viên thuốc trước khi người bệnh sử dụng.
Tá dược còn đưa các hoạt chất có dược tính đến đúng cơ quan cần điều trị. Nhưng nếu dùng riêng lẻ thì các loại tá dược không có kết quả điều trị bệnh.
Ngoài ra đây cũng có thể coi là bí mật trong kinh doanh ngành dược. Các nhà sản xuất thuốc khi công bố thành phần, chỉ đưa ra các thành phần chính và giấu đi một vài chất khác (tá dược). Nếu không có thành phần này sẽ không thể sản xuất ra được loại thuốc đó, tránh tình trạng sản xuất thuốc giả.
Tá dược có tác dụng phụ gì không?
Theo các nhà khoa học, tá dược được thêm vào như một chất độn không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Tuy nhiên đôi khi chúng cũng có thể làm giảm khả năng hấp thu của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ.
Trên thực tế đã có những người bệnh bị ngộ độc vì tá dược trong các trường hợp sau:
- Uống thuốc sulfanilamid 10% và tá dược là ethylenglycol;
- Uống thuốc dipenyhydantoin và tá dược là lactose.
Lý giải cho điều này đó là các tá dược đã bị thay thế không phù hợp. Và chính các loại tá dược này làm thay đổi hiệu quả của thuốc khiến cơ thể không phân giải kịp gây ra ngộ độc.
Ngoài ra, các chất giúp tạo môi trường PH ổn định, chống oxy hóa, kháng khuẩn cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình phát huy tác dụng sinh học của thuốc. Do đó mà dẫn đến gây tác dụng ngược.
Các loại tá dược
Tùy từng loại thuốc, mà nhà sản xuất sẽ thêm vào các tá dược thích hợp. Dưới đây là các loại tá dược thường dùng:
Chất chống dính
Chất chống dính thường dùng là Magie stearat có tác dụng để tách rời các viên thuốc. Chất này cần thiết trong sản xuất các loại thuốc viên đóng hộp.
Chất kết dính
Là chất liên kết các thành phần trong thuốc, đồng thời làm tăng thể thuốc.
Các chất kết dính thường dùng là:
- Saccharide và các dẫn xuất
- Protein, gelatin
- Polyme tổng hợp: polyetylen gycol, polyvinylpyrrolidon…
Chất kết dính có thể được thêm vào ở thuốc dạng nước và dạng bột
Chất làm tan
Chất làm tan là chất giúp viên thuốc tan ra(vỡ ra thành nhiều mẩu nhỏ) giúp hoạt chất hấp thụ vào cơ thể một cách tốt nhất. Các chất này thường phát huy tác dụng trong ống tiêu hóa.
Các chất làm tan hay dùng gồm:
- Polyme mạch cầu;
- Tinh bột biến tính.
Chất bao phủ
Chất bao phủ toàn bộ viên thuốc như một lớp bảo vệ thuốc khỏi tác động của độ ẩm. Ngoài ra nó cũng giúp các loại thuốc có mùi khó chịu dễ uống hơn.
Chất bao phủ thường sử dụng nhất là cellulose ehther. Ngoài ra còn một số chất khác gồm: polyme tổng hợp, protein bắp zein, polysaccharide, gelatin…
Chất làm đầy
Chất làm đầy là tá dược được thêm vào giúp viên thuốc tăng kích thước. Điều thuận lợi cho việc sản xuất, người bệnh dễ sử dụng.
Chất làm đầy phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Trơ về mặt hóa học;
- Phù hợp với các thành phần khác;
- Không hút ẩm;
- Rẻ;
- Kết đặc tốt;
- Mùi vị dễ chịu hoặc không mùi vị.
Một số chất làm đầy phổ biến là:
- Cellulose: Dùng trong thuốc nang, thuốc viên;
- Dầu thực vật: dùng trong thuốc nang;
- Dicansi photphat;
- Magie stearat, canxi cacbonat, glucose, lactose….
Hương liệu
Hương liệu hay chất tạo mùi giúp làm giảm mùi vị khó chịu của các loại hoạt chất giúp thuốc dẽ uống hơn. Hương liệu có thể được chiết xuất từ hoa quả hoặc tổng hợp.
Một số loại hương liệu hay dùng như:
- Bạc hà, anh đào, hồi được dùng để giảm vị đắng;
- Đào, mơ, cam thảo được dùng để giảm vị mặn;
- Quả mâm xôi, cam thảo dùng để giảm vị chua;
- Vani dùng để giảm vị ngọt gắt;
Màu thực phẩm
Màu thực phẩm được dùng để các loại thuốc bắt mắt hơn, chúng cũng dễ phân biệt các loại thuốc.
Chất làm ngọt
Chất làm ngọt được sử dụng khi sản xuất các loại thuốc cần nhai hoặc các loại xiro dạng nước. Chất làm ngọt chủ yếu là đường.
Chất bảo quản
Chất bảo quản giúp duy trì tác dụng của thuốc trong một thời gian nhất định. Một số chất bảo quản thường dùng là:
- Vitamin A, vitamin E, vitamin C;
- Axit amin cysteine, axit amin methionine;
- Acid citric, natri citrat.
Tin rằng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp tá dược là gì và tác dụng của các loại tá dược có trong thuốc. Để sử dụng thuốc an toàn bạn nên tuân thủ theo đơn và những lưu ý của bác sĩ.