Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Viêm nhiễm » Top 10 loại thuốc bôi trị ngứa vùng kín hiệu quả [bác sỹ chia sẻ]

Top 10 loại thuốc bôi trị ngứa vùng kín hiệu quả [bác sỹ chia sẻ]

Bị ngứa vùng kín bôi thuốc gì nhanh khỏi? Top thuốc bôi trị ngứa vùng kín hiệu quả Nizoral, kem Neomycin, Tetracylin, Ginestra, … chữa ngứa vùng kín bằng phương pháp dân gian, tự nhiên như vệ sinh, bằng tỏi, lá trà xanh, sữa chua, bài thuốc đông y, … Tất cả sẽ được Nubacsy chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Vùng kín bị ngứa là nỗi niềm khó nói gây ra nhiều phiền toái cho chị em trong sinh hoạt. Đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình của các bệnh lý ở vùng kín. Vì vậy để biết cần bôi thuốc gì, bạn cần đi khám phụ khoa để xác định chính xác nguyên nhân. Những thông tin dưới đây chỉ là tham khảo các loại thuốc trị ngứa vùng kín phổ biến trên thị trường.

BỊ NGỨA VÙNG KÍN BÔI THUỐC GÌ NHANH KHỎI?

Hiện tượng ngứa ngáy ở vùng kín, âm đạo, âm hộ rất hay gặp. Điều này gây ra nhiều phiến toái, rắc rối cho chị em trong cuộc sống hàng ngày. Cơn ngứa có thể nhất thời do vệ sinh kem. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm nào đó.

Nắm bắt được nguyên nhân gây ngứa vùng kín. Cũng như loại thuốc bôi trị ngứa hiệu quả giúp bạn điều trị sớm và phòng ngứa bệnh tốt nhất.

ngua vung kin boi thuoc gi

Tại sao “cô bé” bị ngứa ngáy khó chịu?

Vùng kín là bộ phận sinh dục nhạy cảm ở nữ giới, rất dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công. Vì vậy 90% chị em bị viêm ngứa vùng kín ít nhất 1 lần. Nguyên nhân gây viêm ngứa âm đạo rất nhiều. Trong đó bao gồm:

Nhiễm trùng âm đạo: Quan hệ tình dục không an toàn, bừa bãi, dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Chị em rất dễ bị nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục, dẫn tới ngứa âm đạo, nhiễm trùng vùng kín.

Do nấm, vi khuẩn: Vệ sinh không sạch sẽ, không đúng cách, đặc biết là trong ngày hành kinh, trước và sau khi quan hệ. Tạo môi trường tốt cho vi khuẩn, nấm tấn công gây viêm nhiễm.

Viêm âm đạo: Đây là căn bệnh thường gặp, triệu chứng điển hình là ra nhiều khí hư có mùi lạ, đau khi quan hệ, đau bụng dưới, …

Thay vì tới phòng khám, nhiều chị em tìm kiếm loại thuốc bôi giảm triệu chứng ngứa âm đạo. Cùng tìm hiểu xem loại thuốc nào tốt, phù hợp nhé!

Lưu ý: Những loại thuốc dưới đây, chỉ mang tính chất tham khảo. Các bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Để được tư vấn thêm, hãy gọi hotline: 0969 668 152 hoặc chat trực tiếp TẠI ĐÂY!!!

Thuốc trị ngứa rát vùng kín theo nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ trị ngứa vùng kín khác nhau như: Dạng bôi, thuốc đặt, uống, …. Trong đó phổ biến là thuốc bôi. Vậy bị ngứa vùng kín nên bôi thuốc gì?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngứa, tình trạng cụ thể. Mà chị em sử dụng loại thuốc khác nhau. Cụ thể:

Thuốc bôi chữa ngứa âm đạo do bệnh ngoài da

Vùng kín chị em bị ngứa do bệnh ngoài ra có thể tham khảo các loại thuốc bôi. Chẳng hạn như:

Thuốc bôi trị ngứa do tổ đỉa, chàm: Một số loại thuốc hỗ trợ trị ngứa vùng kín do tổ đỉa, chàm như: Kentoconazole, clotrimazal, …

Thuốc trị ngứa do bệnh hắc lào: Bệnh hắc lào thường xuất hiện ở hậu môn, sau đó lan sang vùng kín. Chị em có thể tham khảo dung dịch ASA, BSI, …

Chữa ngứa âm đạo do ghẻ: Trước kia, bị ngứa do ghẻ thường được chữa bằng thuốc DEP. Tuy nhiên hiện nay chị em có thể dùng thuốc bôi vùng kín như: Permethrin 5%.

Thuốc bôi chữa ngứa âm đạo do ký sinh trùng (rận mu)

Rận mu có kích thước rất nhỏ, loại này thường sống ký sinh và gây ngứa ở bộ phận sinh dục nữ. Chúng sống ký sinh ở vùng lông mua bằng cách hút máu. Đây là lý do chị em bị ngứa ngáy vùng kín vào ban đêm.

Để chữa ngứa vùng kín do rận mu, chị em có thể giết chúng qua các loại thuốc như:

  • Permethrin
  • DEP
  • Pyrethrin, malathion 0.5%, piperonyl butoxide

Sau đó, có thể tham khảo thêm loại thuốc moz-bite, promethazine, … Bệnh rận mu có thể lây qua dùng chung đồ cá nhân, qua đường quan hệ tình dục. Vì vậy, chị em nên thận trọng, không dùng chung đồ cá nhân với người khác, nên chung thủy, quan hệ an toàn.

Ngứa vùng kín do dị ứng bôi thuốc gì?

Trường hợp bi dị ứng vùng kín gây ngứa nên bôi thuốc gì nhanh khỏi. Rất nhiều chị em bị ngứa do dị ứng với xà phòng, băng vệ sinh, bao ca su, nước giặt, …

Đối với trường hợp này, người bệnh nên dừng sử dụng các sản phẩm gây ngứa. Ngoài ra cũng có thể tham khảo thêm một vài loại thuốc như:

  • Nhóm thuốc corticosteroid: Thuốc này có dạng viên, bôi người da, thuốc mỡ chẳng hạn như: Hydrocortison, betamethasone, prednisonlon, …
  • Nhóm Histamin: chlorpheniramin, cetirizine, loratadin, … Tác dụng phụ có thể gây buồn ngủ.

Thuốc đặt trị ngứa do viêm âm đạo

Nguyên nhân gây viêm âm đạo thường là do trùng roi, nấm, vi khuẩn gây ra bệnh. Tùy vào từng nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ cụ thể.

  • Viêm do trùng roi: Thuốc thường có dạng viên đặt, thành phần chứa ternidazol hoặc miconazol, …
  • Viêm âm đạo ro nấm men: Thuốc chữa ngứa do nấm candida thường có dạng viên đặt. có chứa clotrimazol, miconazol, …
  • Do tạp khuẩn như: neomycin, polymycin, …

Lưu ý: Đối với bệnh viêm âm đạo chị em vẫn có thể dùng thuốc bôi, thuốc đặt. Tuy nhiên cần thăm khám, được bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp.

Ngứa vùng kín do suy giảm nội tiết dùng thuốc gì?

Phụ nữ khi ở giai đoạn tiền mãn kinh, bị suy giảm nội tiết tố nữ. Điều này khiến chị em bị khô, ngứa vùng kín.

Đối với trường hợp này, việc dùng thuốc bôi trị ngứa không hiệu quả mà phải dùng thuốc hồi phục lượng nội tiết mất đi. Chị em có thể tham khảo thuốc Estradiol, promestriene, …

Top 10 loại thuốc bôi trị ngứa vùng kín hiệu quả tốt nhất hiện nay

Bạn bị ngứa ở vùng kín, âm hộ, bạn đang không biết dùng thuốc gì hiệu quả. Ngoài chia sẻ cách điều trị ngứa âm đạo ở nữ giới theo nguyên nhân. Thì nội dung sau đây, chúng tôi xin tổng hợp 10 loại thuốc bôi trị ngứa vùng kín tốt nhất hiện nay. Chị em có thể tham khảo.

thuoc boi tri ngua vung kin

1. Thuốc trị ngứa vùng kín nữ giới – thuốc bôi Nizoral 

Thuốc Nizoral là thuốc trị ngứa vùng kín do nấm gây ra, điều trị nhiễm nấm da hiệu quả.

Thành phần của thuốc Nizoral là ketoconazole – hoạt chất kháng nấm và chống nhiễm trùng do nấm. Hoạt chất này sẽ tiêu diệt nấm bằng cách hình thành một lớp màng bao xung quanh tế bào nấm khiến chúng không thể phát triển.

Thuốc Nizoral được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Nấm da đầu
  • Nhiễm nấm toàn thân
  • Hắc lào, lang ben.
  • Nấm vùng kín.
  • Nhiễm nấm Candida, bao gồm nấm Candida âm đạo
  • Nấm da chân (Athlete’s foot)
  • Bệnh nấm da xảy ra ở đùi (Jock Itch)

Chống chỉ định:

Người bệnh gan hoặc dị ứng với thành phần Ketoconazole không nên sử dụng thuốc.

Cách sử dụng:

Rửa tay và làm sạch vùng da bị nhiễm nấm trước khi bôi thuốc. Chú ý lau khô da trước khi bôi thuốc.

Bôi thuốc trực tiếp lên vùng nhiễm nấm 2 lần/ ngày. Liều lượng sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc dù đã hết triệu chứng của bệnh.

Tác dụng phụ của thuốc Nizoral

Thuốc Nizoral có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Nổi mề đay
  • Sốt
  • Đau ngực, khó thở
  • Sưng ở mặt hoặc cổ họng
  • Phát ban đỏ hoặc phồng rộp và bong tróc da.
  • Buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày
  • Nhức đầu, chóng mặt
  • Sưng hoặc đau tuyến vú
  • Giảm ham muốn tình dục

Các tác dụng nghiêm trọng ít gặp là tim đập nhanh, khó thở, bị các vấn đề về gan như chán ăn, nước tiểu màu sẫm. Khi có những biểu hiện này, cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ.

2. Thuốc bôi trị ngứa vùng kín Clindamycin

Clindamycin là loại thuốc kháng sinh dạng kem mỡ thuộc nhóm thuốc Lincosamid. Thuốc bào chế dưới dạng kem bôi da 1%. Có tác dụng diệt khuẩn với nồng độ cao.

Thành phần chính là Clindamycin hydrochloride

Cách dùng: Bôi lên vùng da bị ngứa ngày 2 lần, nên bôi một lớp mỏng.

Công dụng: Chữa viêm nhiễm phụ khoa, giảm ngứa.

3. Kem Neomycin – Thuốc trị ngứa vùng kín nữ giới

Thuốc Neomycin được chỉ định để điều trị ngứa vùng kín do viêm da tiêp xúc. Loại thuốc này điều trị các vấn đề viêm da dị ứng như:

  • Viêm da do tiết bã nhờn
  • Viêm da tróc vảy
  • Ban sần
  • Bệnh vảy nến
  • Viêm da do ánh nắng mặt trời
  • Eczema cấp tính và mạn tính
  • Côn trùng cắn
  • Nhiễm khuẩn thứ phát.

Cách dùng:

Thoa trực tiếp thuốc lên vùng bị bệnh 3-5 lần trong ngày. Liều lượng này có thể khác nhau tùy từng tình trạng bệnh của mỗi người.

Có thể sử dụng bông tăm để thoa thuốc hoặc phải rửa sạch tay trước khi thoa. Không cần sử dụng băng gạc để che lại trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu sử dụng cho trẻ em cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Chú ý không bôi thuốc lên vùng da có vết thương hở.

Dùng thuốc đến khi hết liệu trình bác sĩ kê đơn dù đã hết các triệu chứng ngứa. Vì việc dừng thuốc có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc dẫn đến tái phát.

Chống chỉ định và thận trọng

Nếu muốn sử dụng thuốc cho những đối tượng sau đây cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe:

  • Trẻ em
  • Người cao tuổi
  • Giảm chức năng thận
  • Những người có vấn đề về thính giác
  • Người bị dị ứng với thực phẩm
  • Người bị dị ứng với các loại thuốc khác
  • Nhiễm trùng lan rộng
  • Nhiễm trùng sau bỏng
  • Nhiễm trùng có vết thương hở
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai
  • Phụ nữ cho con bú

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của Neomycin có thể gặp phải là:

  • Phản ứng da
  • Khô da
  • Nhiễm trùng da
  • Mụn
  • Thay đổi màu da

Khi có những triệ chứng dị ứng hay những phản ứng bất thường trên da cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ.

4. Thuốc bôi vùng kín bị ngứa – Tetracylin

Thuốc Tetracylin là một loại kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ức chế khả năng tổng hợp protein để nuôi vi khuẩn.

Tác dụng

Thuốc Tetracylin có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn bao gồm: gram âm, gram dương, hiếu khí, kỵ khí, chlamydia, nấm men. Vì có tác dụng này, thuốc rất hiệu quả trong việc điều tị ngứa vùng kín nữ.

Chỉ định

Thuốc Tetracylin được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn do Chlamydia
  • Nhiễm khuẩn do Rickettsia
  • Nhiễm khuẩn do Mycoplasma, Mycoplasma pneumoniae.
  • Nhiễm khuẩn do Brucella và Francisella tularensis.
  • Bệnh dịch hạch (do Yersinia pestis),
  • Bệnh dịch tả (do Vibrio cholerae).
  • Trứng cá.
  • Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, sốt rét

Chống chỉ định

Thuốc Tetracylin chống chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai nửa cuối thai kỳ
  • Trẻ nhỏ dưới 8 tuổi: tác dụng phụ gây xỉn màu răng
  • Phụ nữ đang cho con bú

Phụ nữ mang thai sủ dụng thuốc tetracylin có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi như:

  • Tác hại đến răng và xương thai nhi
  • Hại gan chio thai phụ
  • Gây dị tật bẩm sinh
  • Các tác hại khác.

Thời kỳ cho con bú, phụ nữ cũng không nên sử dụng thuốc tetracyclin vì gây ra các vấn đề cho trẻ bú mẹ như: biến đổi màu răng vĩnh viễn, ức chế phát triển xương, bị nấm miêng và âm đạo, nhạy cảm với ánh sáng dễ bị bỏng nắng…

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc tetracyclin là:

  • Buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
  • Răng trẻ kém phát triển và biến màu đối với trẻ dưới 8 tuổi
  • Tăng phát triển vi khuẩn kháng kháng sinh
  • Nguy cơ phát triển vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh.
  • Loét và co hẹp thực quản: ít gặp
  • Phản ứng dị ứng da, mày đay: ít gặp
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng dễ bị bỏng nắng: ít gặp

Khi gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào kể trên cần dừng thuốc và thông báo với bác sĩ. Nếu cần sử dụng thuốc tetracyclin trong thời gian dài cần phải kiểm tra chức năng gan thận.

5. Thuốc thoa ngứa vùng kín – Clotrimazol

Thuốc Clotrimazol là thuốc đặc trị ngứa vùng kín do nhiễm trùng ngoài da như nhiễm nấm. Đây là loại thuốc điều trị nấm candida rất hiệu quả. Cách nhận biết khi bị nhiễm nấm là vùng da bị nhiễm nấm sáng hoặc đậm hơn xung quanh.

Tác dụng

Thuốc Clotrimazol được dùng trong các trường hợp sau:

  • Nấm miệng
  • Nấm họng
  • Nấm ngoài da
  • Vảy phẩn (lang ben)
  • Nấm âm đạo
  • Viêm móng
  • Nấm móng
  • Chốc mép
  • Hắc lào
  • Nấm kẽ chân
  • Nấm thân
  • Nấm candida vùng hậu môn

Liều dùng:

Bôi trực tiếp thuốc Clotrimazol dạng kem bôi lên vùng da bị nhiễm nấm mỗi ngày 2 lần. Nếu thuốc có tác dụng làm thuyên giảm bệnh trong vòng 1 tuần thì tiếp tục điều trị cho đến khi khỏi hẳn. Nếu dùng liên tiếp một tháng mà bệnh không thuyên giảm nhiều thì cần đi khám lại.

Trước khi bôi thuốc rửa sạch tay và vùng da bị nhiễm nấm đồng thời lau khô trước khi bôi thuốc. Chỉ sử dụng thuốc ngoài da.

Lưu ý cách sử dụng thuốc này chỉ là thông tin tham khảo không thể thay thế cho hướng dẫn của bác sĩ.

Tác dụng phụ

Thuốc Clotrimazol có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Gây bỏng nhẹ
  • Kích ứng tại chỗ
  • Viêm da dị ứng
  • Đau rát vị trí bôi thuốc
  • Bỏng nhẹ vùng da ở âm đạo

6. Viên nén đặt âm đạo trị ngứa phụ khoa – Ginestra

Viên nén âm đạo Ginestra bạn đã nghe thấy bao giờ chưa. Đây là loại thuốc đặt âm đạo được nhiều chị em lựa chọn. Tại Việt Nam đây là sản phẩm được nhập khuaaru từ Ý đạt tiêu chuẩn.

Viên đặt phụ khoa Ginestra bổ sung 500 lợi khuẩn tác dụng giúp nâng cao hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm. Từ đó, giúp chị em bảo vệ “cô bé” tránh khỏi vi khuẩn, nấm men, virus xâm nhập gây hại từ bên ngoài.

Ưu điểm của loại thuốc này vừa giúp tăng cường sản sinh axit lactic và giúp cân bằng hệ vi sinh bên trong âm đạo.

  • `Tăng độ ẩm âm đạo, giảm khô rát, ngứa
  • Axit lactic có tác dụng chống vi khuẩn, nấm xâm nhập, giữ vùng kín sạch sẽ.
  • Se khít âm đạo, săn chắc vùng kín, tăng độ đàn hồi ở phụ nữ sau tuổi 30 hoặc sau sinh. Từ đó nâng cao chất lượng “cuộc yêu”
  • Loại bỏ mùi hôi, hạn chế khí hư ra nhiều, giúp cô bé luôn khô ráo.

7. Thuốc bôi trị ngứa vùng kín ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai dễ bị ngứa vùng kín hơn, là bởi vì thay đổi sinh lý. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai nếu sử dụng thuốc không đúng, không phù hợp sẽ kèm theo nhiều rủi ro, ảnh hưởng tới thai nhi. Vậy bà bầu nên dùng thuốc bôi nào tốt?

Vì vậy sử dụng thuốc bôi dành cho bà bầu phải lựa chọn nghiêm ngặt. Cần tuân theo nguyên tắc sau:

  • Tùy vào mức độ ngứa chọn thuốc phù hợp
  • Dùng thuốc bôi đúng theo bệnh
  • Dùng thuốc theo độ tuổi thai để thai nhi phát triển bình thường, ổn định.

Thông thường ở phụ nữ mang thai sẽ dùng thuốc đặt trị ngứa bao quy đầu. Nhưng dù là thuốc dạng nào, thì thai phụ cũng nên thăm khám và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thai phụ không nên dùng thuốc bôi trị ngứa âm đạo nào?

Nguyên nhân ngứa âm đạo ở phụ nữ mang thai chủ yếu do nấm candida. Do lượng khí hư ra nhiều trong thời kỳ mang thai. Đã tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm sinh sôi. Vì vậy, trong giai đoạn này thai phụ nên tránh dùng thuốc bôi nấm trị ngứa sau:

  • Iltraconazol và Fluconazol có thể gây dị dạng thai nhi trong 3 tháng đầu.
  • Griseopulvin: có thể tăng nguy cơ thai dị tật, sảy thai.

Bên cạnh đó, thai phụ cũng nên chú ý theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc vệ sinh, ăn uống, sinh hoạt. Như vậy sẽ giúp mang lại hiệu quả cao hơn.

Các bài thuốc dân gian chữa ngứa vùng kín đơn giản

Áp dụng các bài thuốc dân gian cải thiện tình trạng ngứa ngáy ở vùng kín. Là gợi ý dành cho chị em bị ngứa do bị dị ứng hóa chất, ngứa do bị viêm nhẹ. Ưu điểm của các cách này là đơn giản, tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì mới đem lại hiệu quả. Chị em có thể tham khảo một vài bài thuốc sau:

8. Mẹo trị ngứa âm đạo, âm hộ bằng tỏi

Tỏi từ lâu đã có nhiều tác dụng trong việc giải cảm, chữa ngứa vùng kín, nhiễm trùng đường tiểu.

Vì vậy, chị em có thể sử dụng 3-4 tép tỏi sống mỗi ngày. Hoặc có thể chế biến thành các món ăn, ăn cùng sữa chua, mật ong.

Lưu ý: Tuyệt đối không được tự ý đặt tỏi vào âm đạo, bởi tính nóng của tỏi có thể làm bỏng rát tổn thương “cô bé”.

9. Lá chanh – thảo dược chữa ngứa vùng kín tại nhà

Lá chanh chứa chất Limonene có công dụng kháng vi khuẩn, nấm men và cải thiện tình trạng ngứa do dị ứng.

Cách dùng:

  • Rửa sạch 10 lá chanh và vò nát.
  • Đun sôi với nước sạch tới khi nước chuyển màu xanh.
  • Lọc lấy bã sau đó rửa vùng kín.

10. Chữa ngứa vùng kín ở nữ giới bằng lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Do đó, chị em có thể dùng để chữa ngứa vùng kín.

Cách dùng:

  • Rửa sạch 10 lá trầu không. Sau đó đun với nước sạch
  • Chị em có thể cho chút muối để tăng kháng khuẩn.
  • Chọn vị trí ngồi thuận lợi để xông vùng kín.
  • Khi nước đạt độ ấm nhất định có thể dùng nước đó để vệ sinh âm đạo
  • Thực hiện 2 lần, tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

11. Điều trị ngứa bộ phận sinh dục nữ bằng lá chè xanh

Lá chè xanh – hỗ trợ trị ngứa vùng kín do nấm candida hiệu quả. Bởi trong lá chè chứa chất Epigallocatechin – 3- gallate. Tác dụng giảm ngứa, chữa viêm nhiễm ở vùng kín.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá chè xanh, đun sôi với nước sạch.
  • Bỏ lá lấy nước vệ sinh vùng kín khi nước ấm ấm.

12. Rửa vùng kín bằng nước muối – mẹo giảm ngứa hiệu quả

Sử dụng nước muối pha loãng vệ sinh vùng kín. Là mẹo dân gian được chị em truyền tai nhau. Bởi tính sát khuẩn, kháng viêm tốt của nước muối.

Cách thực hiện đơn giản: Chị em chỉ cần hòa tan nước muối với lượng nước ấm, sau đó vệ sinh vùng kín đúng cách. Nên thực hiện tuần 2-3 lần, không nên lạm dụng quá nhiều.

>>> Xem thêm: [Bật mí] 15+ Cách chữa ngứa vùng kín tại nhà, đơn giản, giá RẺ

Ngứa vùng kín dùng thuốc gì – thuốc Đông y

Các bài thuốc đông y cũng hỗ trợ giảm ngứa âm đạo, trị viêm nhiễm. Ưu điểm an toàn, không để lại tác dụng phụ. Tuy nhiên theo các bác sĩ Đông y, mỗi nguyên nhân gây ngứa lại áp dụng bài thuốc riêng biệt.

13. Bài thuốc dùng can uất hóa hỏa

Bị ngứa bộ phận sinh dục nữ do can uất hóa hỏa sẽ kèm theo biểu hiện:

  • Táo bón
  • Ngứa vùng kín dữ dội vào ban đêm
  • Khí hư ra màu vàng
  • Lở loét miệng lưỡi
  • Nước tiểu có màu vàng đỏ

Chị em có thể áp dụng các bài thuốc như:

  • Xa tiền tử
  • Cam thảo long đởm thảo
  • Sài hồ, thạch xương bồ, trách tả
  • Hoàng tinh, sơn quý tử, đương quy
  • Sinh địa, bồ

Đem sắc 1 lít nước tới khi còn 300ml thì tắt bếp. Ngày uống 3 lần.

14. Trị ngứa bằng liệu pháp xông rửa

Ngoài việc áp dụng các bài thuốc trên, chị em có thể áp dụng kết hợp liệu pháp xông rửa.

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: Xà sàng tử, đại hoàng, bách bộ tươi.
  • Cách dùng: Đem sắc để xông vùng kín, ngày 1-2 lần, xông trong 15-20 phút.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: Xà sàng tử, khổ sâm, bách bộ, sunfat natri ngậm nước, xuyên tiêu
  • Cách dùng: Đem sắc trong 40 phút sau đó xông rửa âm đạo 1-2 lần. Mỗi lần 15-20 phút.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị ngứa vùng kín

Khi sử dụng thuốc trị ngứa vùng kín, chị em cần lưu ý một điều sau để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Không nên gãi ngứa vì có thể gây tổn thương niêm mạc âm đạo khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ là lau kho trước khi bôi thuốc
  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày đúng cách để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và hạn chế sự tiến triển của bệnh. Sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ có độ PH từ 4,5 -5. Chú ý không thụt rửa âm đạo.
  • Lau khô vùng kín sau mỗi lần đi vệ sinh.
  • Quan hệ tình dục an toàn. Vệ sinh trước và sau khi quan hệ.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, uống nhiều nước, hạn chế ăn đường vì đây là thực phẩm mà nấm men ưa thích.
  • Mặc quần lót rộng rãi. Tốt nhất nên mặc váy thay vì mặc quần để vùng kín khô thoáng.
  • Nếu dùng thuốc liên tiếp 1 tuần mà các triệu chứng không thuyên giảm cần đi tái khám ngay.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Người có vấn đề gan, thận cần thận trọng không nên sử dụng thuốc dài ngày.
  • Sử dụng thuốc đúng liệu trình, không tự ý ngưng thuốc kể cả trong trường hợp các triệu chứng của bệnh đã hết,
  • Trong khi điều trị, nếu gặp bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng nào cần ngưng sử dụng ngay và thông báo với bác sĩ.

Trên đây là một số loại thuốc bôi trị ngứa vùng kín và cách sử dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng. Những thông tin về các loại thuốc trị ngứa vùng kín nữ này chỉ mang tính chất tham khảo, chị em không nên tự ý mua thuốc khi chứa được thăm khám và tìm hiểu chính xác nguyên nhân. Nếu điều trị sai thuốc có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng gây khó khăn cho việc điều trị.

  |   21/05/2020