Tuổi dậy thì kéo dài bao lâu- Những vấn đề liên quan
Bài viết hôm nay sẽ là sự tư vấn của các chuyên gia về các vấn đề liên quan đến tuổi dậy thì như: Tuổi dậy thì kéo dài bao lâu. Biểu hiện của tuổi dậy thì. Cách hỗ trợ tăng trưởng ở tuổi dậy thì. Cùng theo dõi và tìm hiểu nếu như bạn đang quan tâm đến vấn đề này nhé!
Khái niệm về tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì hay còn gọi là dậy thì. Đây là thời kỳ mà cơ thể của các bé trai và bé gái có nhiều sự biến đổi bao gồm cả về thể chất lẫn tinh thần. Tức là, cơ thể sẽ chuyển từ nhỏ sang trưởng thành, bắt đầu có nhu cầu sinh lý cũng như khả năng sinh sản.
Giai đoạn này các bé đã bắt đầu có sự phát triển một cách hoàn thiện và toàn diện. Cân nặng, chiều cao cũng có sự bứt phá. Đường nét trên khuôn mặt có sự thay đổi đáng kể.
Tuổi dậy thì kéo dài bao lâu?
Theo các chuyên gia, con gái và con trai có thời gian dậy thì cũng như quá trình dậy thì hoàn toàn khác nhau. Nguyên nhân là do chức năng và nhiệm vụ của mỗi giới.
Hơn nữa, quá trình dậy thì cũng như độ tuổi dậy thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm:
- Gen di truyền
- Sức khỏe của mỗi người. Thường trẻ khỏe mạnh sẽ phát triển nhanh và tốt hơn so với những đứa trẻ có sức đề kháng kém
- Hormone giới tính ở mỗi giới
- Môi trường sống cùng với chế độ ăn uống và luyện tập.
Các chuyên gia cho biết: Tuổi dậy thì sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian khá là dài khoảng từ 3-5 năm. Ở thời điểm này, các bé sẽ có sự thay đổi rõ rệt về thể lực, tâm sinh lý.
Cụ thể:
- Ở bé gái tuổi dậy thì thường kéo dài khi bé từ 8 đến 13 tuổi. Tuy nhiên, tuổi dậy thì bắt đầu khi nào còn phải phụ thuộc vào các yếu tố vừa nêu ở trên.
- Ở bé trai, tuổi dậy thì thường muộn hơn so với các bé gái, é trai tuổi dậy thì nằm trong khoảng 9-15 tuổi.
Dấu hiệu nhận biết dậy thì ở bé gái
Các bậc phụ huynh có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để nhận biets con gái của mình sắp đến tuổi dậy thì hay chưa. Từ đó, có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý khoa học. Giúp bé bước qua độ tuổi dậy thì một cách thuận lợi nhất.
Khi sắp bước vào độ tuổi dậy thì. Các bé gái sẽ có những dấu hiệu đặc trưng sau:
- Ngực bắt đầu phát triển, kích thước hai bên ngực có sự chênh lệch.
- Đầu vú mềm và to hơn bình thường
- Lông đã bắt đầu xuất hiện ở một số vị trí bao gồm vùng tam giác, lông nách, lông tay lông chân
- Bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt
- Âm đạo tiết ra dịch trắng
- Xuất hiện mụn trứng cá
- Số đo vòng 1 tăng
- Tăng chiều cao
- Hình dáng có thể thay đổi, mông và hông bắt đầu căng tròn, eo hẹp dần.
Dấu hiệu nhận biết dậy thì ở các bé trai
Các bé trai dậy thì sẽ có các dấu hiệu- Triệu chứng:
- Ngực phát triển nhanh về kích thước
- Tăng trưởng chiều cao
- Lông cũng xuất hiện nhiều ở trên các vị trí như:lông nách, nông chân; lông mu…màu lông cũng trở nên sẫm hơn.
- Râu bắt đầu xuất hiện
- Cơ thể có mùi
- Mụn trứng cá xuất hiện nhiều, kèm theo chất nhờn hơn
- Giọng nói trầm hơn
- Kích thước dương vật tăng
- Các chức năng sinh sản bắt đầu hoạt động
- Cậu nhỏ cương cứng ngoài ý muốn
- Thích thể hiện bản thân
- Có cảm xúc với bạn khác giới
Dấu hiệu nhận biết kết thúc dậy thì
Mỗi người sẽ có dấu hiệu dậy thì và kết thúc dậy thì khác nhau. Khi kết thúc dậy thì, các bé gái và bé trai đều có các dấu hiệu sau:
- Kích thước của ngực ngừng phát triển
- Chiều cao đạt mức nhất định hoặc ngừng phát triển
- Lông mu phát triển toàn diện
- Cơ quan sinh dục phát triển một cách hoàn thiện và đầy đủ
- Kích thước ngực, hông, đùi và mông giống với người trưởng thành
- Râu hình thành và phát triển tại cằm, mép và hai bên quai hàm
- Lông tay, lông chân, lông bụng phát triển rậm rạp
Bật mí một số phương pháp giúp trẻ phát triển mọt cách toàn diện ở tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là độ tuổi khá là nhạy cẩm. Trẻ sẽ có nhiều sự biến đổi từ thể chất đến tâm sinh lý. Vì thế, các bậc phụ huynh cần phải sát sao, đòng hành cùng con. Ngoài việc trò chuyện trao đổi cùng con. Các bậc phụ huynh cần bổ phải xây dựng cho các bé chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh. Cụ thể:
- Hướng dẫn trẻ các vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách, nhất là bé gái khi đến chu kỳ kinh.
- Thường xuyên trò chuyện cùng con để nắm bắt nhu cầu tâm sinh lý của trẻ. Giúp cho trẻ thích nghi với giai đoạn dậy thì
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: Thực phẩm giàu canxi; protein; vitamin D cùng các khoáng chất có lợi cho sức khỏe gồm kẽm, magie, photpho.
- Khuyến khích trẻ tham gia các môn thể dục thể thao lành mạnh. Vừa giúp trẻ nâng cao sức khỏe, sức đề kháng. Đồng thời giúp trẻ cải thiện chiều cao. Các môn thể thao trẻ có thể tham gia như: Bơi lội, bóng rổ, xà đơn…
- Nên cho trẻ di ngủ sớm, ngủ đúng giờ. Nên ngủ từ 8 – 10 tiếng mỗi đêm để trẻ phát triển chiều cao được tốt nhất.
- Hướng dẫn trẻ cách đi ngồi, đứng sao cho đúng. Tránh để bị gù hoặc bị còng.
- Bổ sung các vitamin hàng ngày như: Vitamin C, A… để giúp cơ thể trẻ tăng sức đề kháng.
- Theo dõi sát sao sự phát triển của trẻ. Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường, tâm sinh lý thay đổi. cần trò chuyện trực tiếp với các bé.
- Nếu như thấy cơ quan sinh dục của trẻ bất thường nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị nếu có bệnh.
Trên đây là sự chia sẻ của các chuyên gia về các vấn đề liên quan đến tuổi dậy thì của trẻ. Mong rằng sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh.