Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » Vi khuẩn e coli: nguyên nhân và cách điều trị

Vi khuẩn e coli: nguyên nhân và cách điều trị

Vi khuẩn e coli là gì? Hầu hết các bệnh lý ở đường tiết niệu, hệ tiêu hóa ở cả nam và nữ giới đều do vi khuẩn e coli gây ra. Vì vậy, hiểu rõ về tác nhân gây bệnh này sẽ giúp mọi người phòng ngừa cũng như điều trị các bệnh lý liên quan đến vi khuẩn e coli một cách hiệu quả và dễ dàng hơn.

Vi khuẩn e coli là gì?

Vi khuẩn e coli có tên gọi đầy đủ là Escherichia coli. Đây là loại vi khuẩn thường sống ký sinh ở trong ruột già của người và động vật.

Theo nhiều nghiên cứu thì loại vi khuẩn này có nhiều vai trò quan trọng đối với con người như:

  • Ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêu hóa.
  • Kích thích hệ miễn dịch của cơ thể
  • Sản xuất các chất có lợi cho cơ thể như: vitamin K, biotin,..
  • Giúp chuyển hóa chất đường trong cơ thể

Bên cạnh các lợi ích nêu trên, loại vi khuẩn này cũng gây ra nhiều tác hại như:

  • Gây tiêu chảy
  • Khiến đường huyết bị nhiễm trùng
  • Gây nhiễm trùng đường tiểu
  • Có thể gây viêm màng não
nhiễm vi khuẩn E coli
nhiễm vi khuẩn E coli

Nguyên  nhân gây nhiễm vi khuẩn E coli

Thực tế vi khuẩn e coli đã tồn tại sẵn trong cơ thể của chúng ta. Chỉ cần một chút sơ xuất trong sinh hoạt hàng ngày, nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn E coli là rất cao. Cụ thể:

  • Sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm

Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn bị nhiễm vi khuẩn e coli.

Có nhiều lý do khiến bạn sử dụng phải thực phẩm ô nhiễm như: Tay không sạch khi chế biến thực phẩm; dụng cụ đựng, nấu thực phẩm không đảm bảo. Ngoài ra, thực phẩm hết hạn sử dụng, bảo quản sản phẩm sai cách; chế biến thực phẩm chưa chín… cũng là nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm khuẩn.

  • Nguồn nước sinh hoạt hàng ngày bị ô nhiễm

Nếu như hàng ngày bạn ăn, uống và tắm rửa trong nguồn nước bị ô nhiễm. Khả năng cao bạn cũng sẽ bị nhiễm trùng.

  • Lây nhiễm từ người khác

Vi khuẩn E. Coli có thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác khi bạn rửa tay không kỹ sau khi vệ sinh. Hoặc chạm và dùng chung vật dụng với người bị nhiễm bệnh.

  • Nhiễm bệnh từ việc tiếp xúc với động vật

Một trong những nguyên nhân kế tiếp khiến các bạn dễ bị nhiễm khuẩn e coli chính là do bạn tiếp xúc với động vật như bò, dê, cừu… Bởi đây là những động vật có chứa vi khuẩn E coli.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn E coli

Một số dấu hiệu báo hiệu cho biết đã bị nhiễm vi khuẩn E coli mà mọi người nên cảnh giác đó là:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy đột ngột, đại tiện ra nước, có thể chuyển sang phân có máu
  • Chán ăn hoặc buồn nôn
  • Nôn mửa mệt mỏi
  • Sốt
  • Nước tiểu có máu
  • Đi tiểu ít
  • Da nhợt nhạt và bầm tím
  • Cơ thể bị mất nước

Ai có thể bị nhiễm khuẩn E coli

Vi khuẩn e coli có thể nhiễm khuẩn ở mọi độ tuổi của cả 2 giới. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây thường bị nhiễm khuẩn cao hơn:

  • Trẻ nhỏ
  • Người cao tuổi
  • Người có hệ miễn dịch bị suy giảm
  • Người bị giảm nồng độ axit trong dạ dày

Cách điều trị nhiễm khuẩn E coli

Phần lớn bệnh nhân bị nhiễm khuẩn E. coli đều có thể được điều trị tại nhà bằng cách:

  • Uống nhiều nước
  • Nghỉ ngơi tại chỗ
  • Theo dõi các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh

Người bệnh gặp bác sĩ khi thấy bản thân có các triệu chứng:

  • Tiêu chảy ra máu
  • Bị sốt

Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ thăm khám, làm xét nghiệm phân. Căn cứ vào kết quả, bác sĩ sẽ kê những toa thuốc điều trị hiêu quả an toàn.

Tuy nhiên, nếu người bệnh bị mất nước. Bắt buộc bác sĩ sẽ yêu cầu nhập viện để truyền dịch tĩnh mạch.

Chỉ trong 5-7 ngày sau điều trị, tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn e coli gây ra sẽ gần như hồi phục hoàn toàn.

Nhiễm khuẩn E coli có gây biến chứng không?

Vi khuẩn e coli không gây ra biến chứng nặng nề cho người bệnh. Tuy nhiên, có một số trường hợp sẽ gặp phải các biến chứng như: tán huyết tăng urê huyết (HUS).

Đây là biến chứng khá nguy hiểm, các tế bào hồng cầu sẽ bị phá vỡ, khiến người bệnh bị thiếu máu. Dẫn đến tình trạng bị tiểu cầu thấp và suy thận.

Biện pháp phòng ngừa bị nhiễm khuẩn E coli

Mặc dù vi khuẩn E coli không gây ra biến chứng nguy hiểm. Nhưng phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Do đó, các bạn nên áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh dưới đây:

  • Cần phải sử dụng thực phẩm an toàn. Các bạn chỉ nên dùng thực phẩm tươi, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Trước khi sử dụng cần phải ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Đối với các loại quả, nên gọt vỏ trước khi ăn, các loại rau cần ngâm qua nước muối.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm đông lạnh đã được rã đông và cấp đông lại.
  • Không ăn đồ ăn sống chưa được nấu chín. Hạn chế ăn rau sống, đồ sống hay đồ tái chín.
  • Thức ăn sau khi nấu xong nên ăn ngay để đảm bảo hương vị của món ăn. Đồng thời tránh bị nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài.
  • Cần bảo quản đồ ăn đã nấu chín cẩn thận và đúng cách.
  • Thức ăn chín nếu dùng lại sau 5 giờ đồng cần được phải đun lại một cách kỹ lưỡng.
  • Tuyệt không cho trẻ nhỏ ăn lại thức ăn đã dùng.
  • Dụng cụ chế biến và chứa đựng thực phẩm như rổ giá, bát đĩa xoong nồi cần phải rửa sạch .
  • Trước khi chế biến thực phẩm cần rửa sạch tay và dụng cụ chế biến. Nếu tay bị thương cần băng gạt cẩn thận.
  • Không dùng thực phẩm đã bị côn trùng bám đậu vào. Nên dùng lông bàn, hộp đựng thức ăn để bảo quản thực phẩm sau khi chế biến mà chưa ăn ngay.
  • Không dùng nước bẩn để sinh hoạt hàng ngày
  • Nên rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn
  • Sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với động vật… cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng.

Vi khuẩn e coli không khó để điều trị. Để điều trị dứt điểm bệnh này cũng như phòng ngừa bị nhiễm bệnh. Các bạn nên tuân thủ các bước nêu trên. Mặc dù bệnh không gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng nếu thấy bản thân đi tiểu ra máu, cơ thể bị mất nước, bị ói liên tục và sốt… Cần nhanh chân đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị ngay.

Hy vọng với những gì mà bài viết trên vừa cung cấp, các bạn đã hiểu rõ hơn về vi khuẩn E coli, cũng như nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh căn bệnh này.

Nếu còn băn khoăn thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe sinh sản. Hãy Click khung chat phía dưới, các chuyên gia y tế sẽ tư vấn, giải đáp giúp các bạn.

  |   04/10/2021