Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » Xét nghiệm máu tổng quát: chỉ số, phương pháp xét nghiệm, bảng giá

Xét nghiệm máu tổng quát: chỉ số, phương pháp xét nghiệm, bảng giá

Xét nghiệm máu tổng quát là cách nhanh nhất giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của sức khỏe. Từ đó, sẽ có cách điều trị hiệu quả nhất, tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh đối với sức khỏe bản thân.

Sơ lược về xét nghiệm máu tổng quát

Xét nghiệm máu tổng quát là phương pháp giúp bệnh nhân phát hiện sớm các bệnh về máu:

  • mỡ trong máu
  • chức năng gan
  • thận
  • các loại virus trong máu

Qua những kết quả thu được ta dựa vào đó để đánh giá tình trạng nặng nhẹ và đoán diễn biến tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân phục vụ cho quá trình điều trị.

Tùy vào từng bệnh viện, phòng khám khác nhau hay các xét nghiệm được thực hiện trên từng bệnh nhân mà sẽ áp dụng mức chi phí khác nhau. Nhưng thông thường chi phí xét nghiệm máu tổng quát sẽ dao động từ 20.000đ đến 500.000 đồng cho từng hình thức.

Đọc kết quả xét nghiệm máu tổng quát

Việc xét nghiệm máu ở một số bệnh viện hoặc cơ sở y tế ngày nay được tiến hành khá nhanh và cho kết quả khá chính xác, đó là nhờ một phần lớn công của máy móc và trang thiết bị hiện đại hỗ trợ.

chi phí xét nghiệm máu 2020

 

Tuy rằng các chỉ số trong phiếu kết quả sẽ được bác sĩ phân tích và trực tiếp nói cho bạn, nhưng việc nắm thông tin cơ bản về những chỉ số máu này là điều chúng tôi khuyên bạn nên nghĩ tới.

Trong kết quả xét nghiệm chúng ta sẽ có 9 chỉ số về máu các bạn cần lưu ý, cụ thể

Chỉ số hồng cầu RBC (Red Blood Cell)

Có một nguyên lý các bạn cần phải nhớ rõ đó là: Chỉ số hồng cầu cao thì máu sẽ “đặc” tác hại của việc này đó là bệnh nhân

  • thiếu oxy
  • mất nước
  • nôn nhiều
  • đi ngoài

Chỉ số hồng cầu thấp

  • thiếu máu
  • mất máu
  • chóng mặt
  • suy tuỷ
  • thấp khớp cấp

Mốc để nhận biết chỉ số RCB cao hay thấp bạn có thể tìm thấy trong phiếu xét nghiệm và so sáng chúng với : 4.2-5.9 x 1012 tế bào/l

Huyết sắc tố HBG (Hemoglobin)

Huyết sắc tố HBG là một loại phân tử protein của hồng cầu có vai trò vận chuyển O2 và CO2 từ phổi đến các bộ phận trong cơ thể:

Giá trị bình thường ở:

  • nữ là  12-16 g/dl
  • Nam: 13-18 g/dl

Số liệu này tương đương với số 120-180 g/l lượng hồng cầu theo đơn vị quốc tế.

Lượng HCG vượt mức quy định sẽ khiến bạn đang mắc các bệnh

  • tim mạch
  • phổi
  • máu cô đặc
  • thiếu oxy

Ngược lại, với chỉ số này thấp sẽ dẫn đến thiếu máu, chảy máu, loãng máu…

HCT (Hematocrit)

Giá trị HCT ở mức bình thường được quy định là 0.377-0.537 L/L

Nếu chỉ số này trong kết quả xét nghiệm máu tổng quát bạn đọc được cao hơn mức trung bình nó sẽ đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ mắc các bệnh:

  • dị ứng
  • đa hồng cầu
  • phổi tắc nghẽn mạn tính
  • bệnh mạch vành
  • thiếu máu

Nếu chỉ số thấp hơn mức trung bình đồng nghĩa việc bạn thiếu máu hoặc con gái có thể đang trong thời kỳ mang thai.

WBC (White Blood Cell – Số lượng bạch cầu/ thể tích máu)

Giá trị WBC trung bình được quy định là: 4.3-10.8 x 109 tế bào/l

WBC tăng cao là biểu hiện của bệnh:

  • viêm nhiễm
  • mất máu
  • bệnh về máu ác tính
  • bệnh bạch cầu

Ngược lại, chỉ số WBC là cảnh báo của cơ thể thiếu các chất vitamin B12m, nhiễm khuẩn, thương hàn hay sốt rét…

Chỉ số bạch cầu NEUT (Neutrophil – Bạch cầu trung tính)

Đây là những tế bào được sản sinh ngay bên trong máu và có chức năng quan trọng đóng vai trò là thực bào. Chúng sinh ra với nhiệm vụ là phá hủy các vi khuẩn có hại tấn công theo đường máu vào cơ thể.

Chỉ số NEUT mức bình thường là 37-80% (2.0 – 6.9 G/L)

Nếu giá trị này tăng bạn có khả năng mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính như: viêm phổi, áp se, stress, viêm ruột thừa, ung thư, nhồi máu cơ tim…

Chỉ số thấp cơ thể bạn đang mắc các bệnh nhiễm trùng nặng, suy kiệt, nhiễm virus, sốt rét, giảm sản, suy tủy, tác dụng phụ của các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị

LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lymphô)

Chỉ số LYM bình thường là: 10- 50% (0.6 – 3.4 G/L)

Nếu chỉ số này tăng bệnh nhân sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn mạn, lao, viêm loét đại tràng, nhiễm một số virus khác, bệnh bạch cầu dòng lympho mạn…

LYM thấp là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng mãn tính, nhiễm khuẩn, ung thư…

MONO (Monocyte – Bạch cầu Mono)

Giá trị trung bình của MONO là:  0-12% (0 -0.9 G/L)

Việc lượng bạch cầu Mono cao hơn trung bình là biểu hiện của: bệnh nhiễm virus, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, ung thư, viêm ruột, u tủy…

Nếu chỉ số mono thấp là do các bệnh thiếu máu do suy tủy, sử dụng corticoid, ung thư.

EOS (Eosinophil)

EOS có giá trị trung bình là : 0- 7% (0- 0.7 G/L).

Nếu chỉ số EOS trong kết quả xét nghiệm máu nằm ngoài 7% đồng nghĩa với việc cơ thể bạn đang:

  • nhiễm ký sinh trùng
  • dị ứng
  • một số bệnh về máu

Nếu chỉ số này giảm bạn có khả năng mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, tình trạng sốc, điều trị corticoid, bệnh Cushing

BASO (Basophil)

BASO mức bình thường nằm ở mức: 0 – 2.5% ( 0 – 0.2G/L).

Chỉ số Basophil này cao có thể do:

  • các bệnh bạch cầu
  • nhiễm độc
  • tăng sinh tủy

Nếu chỉ số giảm khả năng bệnh nhân đang gặp các bệnh nhiễm khuẩn, tác dụng phụ của thuốc…

Các xét nghiệm nhỏ khi làm xét nghiệm máu tổng quát

Xét nghiệm công thức máu: Có tác dụng xác định các thành phần hồng cầu, bạch cầu. Từ đó sẽ cho ta biết được những dấu hiệu bất thường trong cơ thể như nhiễm trùng, ung thư máu…

Chỉ số lượng đường trong máu: Giúp xác định nồng độ đường trong máu và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Xét nghiệm này được thực hiện khi bạn nhịn đói sau 8 giờ và không được hút thuốc khi thực hiện.

Xét nghiệm hàm lượng mỡ máu: Mục đích chính là đo các chỉ số cholesterol và triglycerid trong máu. Từ kết quả này sẽ đưa ta chỉ số cholesterol cao hay thấp và có quá trình điều chỉnh phù hợp nhất.

Chỉ số men gan: nồng độ men gan cao sẽ làm tăng nguy cơ ung thư, nhiễm virus của cơ thể. Vì thế việc tiến hành đo chỉ số men gan sẽ cho biết nồng độ các men alanine amino transferase như thế nào để điều chỉnh phù hợp. Tránh các bệnh liên quan đến gan, tụy và tim mạch.

Hi vọng với những thông tin hữu ích về quá trình xét nghiệm máu tồng quát trên đây, sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của xét nghiệm máu với sức khỏe. Bạn cũng đừng quên thực hiện xét nghiệm máu 2 lần/năm để sớm phát hiện bệnh và có cách điều trị phù hợp nhất.

  |   19/12/2018