Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » Đi ngoài ra máu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đi ngoài ra máu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đi ngoài ra máu, hay còn gọi là đại tiện ra máu. Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm ở hậu môn, trực tràng mà chúng ta không được bỏ qua. Nếu không được xử trí hiệu quả, nó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Thậm chí là cả tính mạng. Vậy, đi ngoài ra máu do đâu và điều trị thế nào cho hiệu quả?

Đi ngoài ra máu là gì?

Đi ngoài ra máu là tình trạng mỗi khi đi đại tiện có máu chảy ra. Có thể máu tươi nhỏ giọt hoặc máu lẫn vào với phân. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện một số biểu hiện khác như mệt mỏi, đau rát hậu môn. Các triệu chứng có thể kéo dài hoặc tự khỏi sau vài ngày.

Tỷ lệ bệnh nhân bị đi ngoài ra máu và gặp phải các triệu chứng nặng hơn khá lớn. Và đặc biệt là bệnh nhân đi khám thì bệnh đã nặng. Khiến cho việc chữa trị gặp khó khăn, phức tạp và kéo dài.

Đi ngoài ra máu là gì?

Nguyên nhân đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu có thể do các nguyên nhân sinh lý, sinh hoạt và cả các bệnh lý. Cụ thể như sau:

Thói quen sinh hoạt

Các thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày cũng có thể là nguyên nhân đi ngoài ra máu. Nó bao gồm:

  • Ăn ít rau và chất xơ;
  • Thường xuyên ăn đồ cay nóng;
  • Sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,…;

Những cách sinh hoạt này khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng từ đó gây ra tình trạng phân cứng khó tiêu. Và hậu quả là bệnh nhân bị đi ngoài ra máu.

Các bệnh lý gây ra tình trạng đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu có thể cảnh báo nhiều bệnh ở hậu môn –trực tràng. Điển hình như:

1 –Bệnh trĩ gây đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu sớm của bệnh trĩ. Bệnh nhân xuất hiện tình trạng đại tiện có lẫn máu. Hoặc khi dùng giấy vệ sinh sẽ thấy máu dính vào giấy. Trĩ là bệnh hình thành khi đám rối tĩnh mạch ở hậu môn bị phì đại quá mức. Có 3 dạng chính là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Nếu như bạn có thói quen lười vận động, bị táo bón thường xuyên, phụ nữ có thai,…thì tỷ lệ mắc bệnh trĩ sẽ cao hơn rất nhiều.

2 –Viêm loét trực tràng là nguyên nhân gây đi ngoài ra máu

Đại tiện ra máu, có máu và dịch nhầy trong phân…Đây là những biểu hiện khá điển hình của bệnh viêm loét đại tràng. Khi bệnh trở nặng, bệnh nhân còn xuất hiện các biểu hiện khác như:

  • Đau bụng thường xuyên;
  • Đi đại tiện nhiều;
  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, sốt;

Viêm loát trực tràng có thể gây ra phình giãn đại tràng, xuất huyết tiêu hóa, thủng đại tràng. Thậm chí là cả ung thư trực tràng. Do đó, chúng ta cần phải hết sức thận trọng.

3 –Đi ngoài ra máu do bệnh Polyp đại tràng, trực tràng

Đi ngoài ra máu có thể do bệnh polyp đại tràng, trực tràng. Bệnh xuất hiện bởi khối u tăng sinh ở niêm mac trực tràng. Biểu hiện điển hình là:

  • Táo bón kéo dài;
  • Đi ngoài ra máu;
  • Bụng đau âm ỉ kéo dài;

Bệnh này có thể xuất hiện do thói quen sinh hoạt không khoa học, béo phì, sử dụng các chất kích thích,…Mặc dù polyp trực tràng, đại tràng không nguy hiểm nhưng nếu diễn ra liên tục có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tăng nguy cơ gây ung thư. Đe dọa đến cả tính mạng của người bệnh.

4 – Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng hậu môn bị nứt, gây ra các biểu hiện như:

  • Đi ngoài ra máu;
  • Đau khi đại tiện;
  • Ngứa hâu môn;
  • Dịch nhầy ở hậu môn;

Cơ chế hình thành bệnh này do hệ tiêu hóa có vấn đề. Bệnh nhân bị tiêu chảy, táo bón kéo dài khi đại tiện phải rặn. Tình trạng này khiến ống hậu môn bị tổn thương, phù nề, nứt. Bệnh kéo dài có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân

5 –Đi ngoài ra máu do kiết lỵ

Kiết lỵ là một bệnh lý nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn shigella và salmonella gây ra. Nguyên nhân chủ yếu do nhiễm khuẩn khi ăn uống, nguồn nước, hoặc tiếp xúc với phân của người bệnh. Nhưng biểu hiện của bệnh bao gồm:

  • Sốt cao liên tục;
  • Đại tiện ra máu tươi;
  • Đau rát hậu môn;
  • Đi ngoài phân lỏng;

Nếu không được can thiệp sớm bệnh kiết lỵ có thể gây tử vong.

6 –Táo bón gây đi ngoài ra máu

Táo bón kéo dài khiến bệnh nhân bị đi ngoài ra máu. Do người bệnh phải dùng sức để rặn đẩy phân ra ngoài. Điều này gây ra sự ma sát mạnh ở thành hậ môn. Phân quá cứng gây ra tình trạng tổn thương, trầy xước niêm mạc khiến bệnh nhân thấy đi ngoài ra máu. Lượng máu có thể nhiều hoặc ít tùy tình trạng.

Táo bón chủ yếu do sinh hoạt ăn uống không khoa học. Chúng ta cần sớm có các biện pháp xử lý để tránh gây ra các bệnh khác ở hậu môn –trực tràng.

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì đi ngoài ra máu còn do một số bệnh lý khác như:

  • Sa trực tràng;
  • Nhiễm trùng qua đường tình dục đường hậu môn;
  • Mụn cóc hậu môn;
  • Xuất huyết đường tiêu hóa;

Điều trị đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu tươi ban đầu chỉ là triệu chứng máu lẫn trong phân hoặc ở giấy vệ sinh. Nếu kéo dài có thể máu chảy thành tia, ồ ạt. Gây ra tình trạng ngất, chóng mặt, tụt huyết áp…rất nguy hiểm. Hơn nữa, tình trạng này có thể do các bệnh ở hậu môn trực tràng gây ra.

Do đó, chúng ta cần chủ động đi kiểm tra, khám để điều trị đi ngoài ra máu sớm nhất. Cách trị đi ngoài ra máu tươi sẽ được bác sĩ đưa ra sau khi thăm khám cụ thể. Thông thường điều trị đi ngoài ra máu tươi có thể bao gồm các biện pháp như:

  • Điều trị ngăn chảy máu: dùng sóng laser, băng dán, kẹp, tiêm thuốc mạch để dừng chảy máu;
  • Dùng thuốc nhuận tràng, làm mềm phân nếu phân quá cứng, táo bón;
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm để điều trị các dạng do nhiễm khuẩn;
  • Phẫu thuật được chỉ định như: cắt trĩ, cắt polyp,…

Bệnh nhân cần chú ý tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Bao gồm cả các thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống như:

  • Ăn nhiều rau, chất xơ, uống nhiều nước;
  • Tạo thói quen đại tiện vào 1 thời gian cố định;
  • Khi đại tiện không rặn quá mạnh, không ngồi quá lâu, vệ sinh sạch sẽ sau khi đại tiện;
  • Không sử dụng chất kích thích, đồ ăn cay nóng, chất béo, dầu mỡ…
  • Ngủ đủ giấc;
  • Tập luyện thể thao phù hợp với thể trạng giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn, tăng sức đề kháng;

Đi ngoài ra máu là một biểu hiện mà chúng ta không được chủ quan. Nếu không được phát hiện, xử lý đúng cách có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt. Thậm chí là cả tính mạng của bệnh nhân. Do đó, nếu như bạn đang bị đi ngoài ra máu kéo dài, đừng chủ quan mà cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa sớm nhé.

  |   07/09/2021