Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » [Bật mí] Tiểu buốt tiểu rắt ở nam và nữ là bệnh gì

[Bật mí] Tiểu buốt tiểu rắt ở nam và nữ là bệnh gì

Đôi khi trong cuộc sống thường ngày, nhiều người trong chúng ta gặp phải những vấn đề hết sức khó chịu khi đi tiểu như tiểu rắt, tiểu buốt, thậm chí có những trường hợp đi tiểu ra máu, ra mủ. Tình trạng này không chỉ gây bất tiện trong cuộc sống hằng ngày mà còn là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Cùng tìm hiểu tiểu buốt, tiểu rắt ở nam và nữ giới là bệnh gì, nguyên nhân do đâu? Cũng như những cách điều trị đái buốt hiệu quả nhất.

Tiểu buốt tiểu rắt là gì?

Tiểu buốt tiểu rắt được hiểu là tình trạng đi tiểu bất thường, có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới.

  • Tiểu buốt: Là hiện tượng khó tiểu, đi tiểu đau đớn, nóng rát.
  • Tiểu rắt: Hay nói cách khác là tiểu không tự chủ, không thể kiểm soát được quá trình đi tiểu. Bệnh nhân đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nhưng mỗi lần chỉ tiểu được rất ít.

Tiểu buốt tiểu rắt ở nam và nữ là bệnh gì

Tiểu buốt tiểu rắt là dấu hiệu của bệnh gì?

Thông thường, nếu tiểu buốt tiểu rắt chỉ xuất hiện từ 1 -2 ngày rồi tự biến mất, thì bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày và đi kèm nhiều triệu chứng khác. Người bệnh cần chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Bởi, có thể đây là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm như:

Viêm niệu đạo là nguyên nhân chính gây tiểu buốt tiểu rắt

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa thì, có đến hơn 80% những trường hợp bị viêm niệu đạo có biểu hiện tiểu rắt tiểu buốt.

Nguyên nhân: Bệnh viêm niệu đạo có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới. Do những nguyên nhân sau:

  • Do vi khuẩn, virus, các tạp khuẩn xâm nhập và gây viêm niệu đạo
  • Quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình.
  • Vệ sinh sai cách hoặc không sạch sẽ
  • Thường xuyên nhịn tiểu
  • Đã từng làm thủ thuật xông ống tiểu

Triệu chứng: Ngoài triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi đi tiểu. Người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng nước tiểu đục và có mùi khai.

Tiểu buốt tiểu rắt là dấu hiệu bệnh viêm bàng quang

Viêm bàng quang cũng là căn bệnh phổ biến và có tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt. Viêm bàng quang được hiểu là hiện tượng niêm mạc bàng quang bị tổn thương lâu ngày, dẫn đến viêm nhiễm.

  • Do nhiễm khuẩn
  • Tổn thương hoặc đường tiết niệu bị kích ứng

Triệu chứng:

  • Tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu hoặc mủ.
  • Đau vùng thắt lưng

Tiểu buốt tiểu rắt do sỏi bàng quang hay sỏi niệu đạo

Khi có triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt người bệnh không nên chủ quan. Bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.

Nguyên nhân do:

  • Nước tiểu ứ đọng trong bàng quang
  • Sỏi trong thận, sỏi niệu quản rơi xuống bàng quang
  • Sỏi sinh ra tại bàng quang do dị vật di chứng sau phẫu thuật.

Triệu chứng:

  • Tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi đi tiểu.
  • Đau buốt niệu đạo
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt cao, đau vùng bụng dưới.

Bệnh lậu ở nam, nữ cũng là nguyên nhân gây tiểu buốt tiểu rắt

Một trong những nguyên nhân gây tiểu buốt tiểu rắt ở nam và nữ giới, không thể bỏ qua bệnh lậu. Đây là căn bệnh xã hội lây lan qua đường tình dục. Bệnh nếu không được xử lý kịp thời có thể gây biến chứng vô sinh – hiếm muộn.

Nguyên nhân:

  • Người bệnh quan hệ tình dục không quan toàn qua đường sinh dục, miệng hoặc môi
  • Lây truyền từ mẹ sang con.
  • Dùng chung đồ cá nhân với người bệnh như: Đồ lót, khăn tắm, bồn cầu.

Triệu chứng:

  • Đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu có mủ đặc màu vàng, xanh
  • Niệu đạo ngứa ngáy, đau rát, sưng tấy đỏ.
  • Đau rát khi quan hệ tình dục

Tiểu buốt tiểu rắt do đâu – Viêm tuyến tiền liệt ở nam giới

Đây là một trong những căn bệnh thường gặp ở cánh mày râu, gây ra chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần.

Nguyên nhân do:

  • Nhiễm trùng niệu đạo, viêm nhiễm khi quan hệ tình dục
  • Do sự tấn công của các tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn đại trường và trực khuẩn loại bạch hầu.

Triệu chứng:

  • Tiểu khó, tiểu buốt, rát.
  • Đau xung quanh xương mu, vùng bẹn và dương vật
  • Nước tiểu có dính máu
  • Rối loạn chức năng khi giao hợp như đau buốt khi xuất tinh.
  • Ngoài ra, người bệnh còn bị cúm, ớn lạnh

Viêm âm đạo ở phụ nữ là nguyên nhân gây tiểu buốt tiểu rắt

Tiểu buốt tiểu rắt là một trong những triệu chứng viêm âm đạo thường gặp. Căn bệnh này phổ biến ở những chị em trong độ tuổi sinh sản.

Nguyên nhân:

  • Vệ sinh vùng kín chưa sạch sẽ, sai cách.
  • Thường xuyên thụt rửa vùng kín, lạm dụng dung dịch vệ sinh.
  • Quan hệ tình dục không an toàn.
  • Dùng đồ chíp chật chội, đồ lọt khe.

Triệu chứng:

  • Sốt cao, đau vùng bụng dưới, đau thắt lưng, đau khi đi tiểu
  • Đau khi giao hợp, chảy mủ, có mùi hôi.
  • Khí hư ra nhiều bất thường và có màu trắng đục, vàng, xanh….
  • Vùng kín ngứa ngáy.

Ung thư bàng quang – Nguyên nhân gây tiểu buốt tiểu rắt

Tiểu buốt tiểu rắt dấu hiệu ung thư bàng quang không thể chủ quan. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân:

  • Nguyên nhân ung thư bàng quang đến nay vẫn chưa hoàn toàn rõ rệt, có những trường hợp ung thư bàng quang không tìm ra nguyên nhân.
  • Ung thư bàng quang có liên quan đến hút thuốc lá, phơi nhiễm tia bức xạ, nhiễm ký sinh trùng, tiếp xúc với hóa chất.
  • Bản chất của ung thư bàng quang là các tế bào trong bàng quang bị đột biến. Các tế bào bình thường sẽ phát triển bất thường, không kiểm soát được và tạo thành khối u tại bàng quang.

Triệu chứng:

  • Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn
  • Đái máu là dấu hiệu thường gặp nhất. Đái máu từng đợt, đái máu đại thể, toàn bãi.
  • Đau khi đi tiểu
  • Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu: đây là những triệu chứng xuất hiện đầu tiên, do bàng quang bị kích thích hay bị giảm thể tích.
  • Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu, tắc nghẽn đường tiểu do u xâm lấn hay do cục máu đông.

Đừng chủ quan với những biểu hiện bất thường bệnh tiểu. Chat hỏi bác sĩ TẠI ĐÂY hoặc gọi theo Hotline: 0969 668 152 để được giải đáp miễn phí

Tiểu buốt, tiểu rắt uống thuốc gì?

Như đã chia sẻ, tiểu buốt tiểu rắt do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy muốn biết bị bệnh tiểu buốt tiểu rắt ở nam và nữ uống thuốc gì cần biết chính xác nguyên nhân. Để xác định được vấn đề này, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.

Dưới đây là những thông tin tham khảo về các loại thuốc uống khi bị tiểu buốt.

Tiểu buốt tiểu rắt ra máu do sỏi đường tiết niệu

(sỏi thân, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo)

  • Thuốc giảm đau: no – spa uống hoặc tiêm
  • Thuốc kháng sinh nhóm quinolon (ciprofloxacin, ofloxacin…)
  • Nhóm cephalosporin: cefotaxim, cefixim, cefoperazon, ceftazidim, ceftizoxim, ceftriaxon…
  • Thuốc cầm máu: tranexamic acid uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Tiểu buốt tiểu rắt so chấn thương thận hoặc niệu đạo

  • Thuốc giảm đau đường uống: paracetamol, no – spa, meteospasmyl, diclofenac;
  • Thuốc cầm máu: tranexamic acid uống hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Thuốc kháng sinh nhóm quinolon hay nhóm cephalosporin theo đường uống hoặc đường tiêm truyền.

Tiểu buốt tiểu rắt do nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Chủ yếu là sử dụng các loại thuốc kháng sinh:

  • Nhóm cephalosporin thế hệ mớ
  • Thuốc giảm đau paracetamol

Tiểu buốt tiểu rắt do u, polyp bàng quang, thoát vị niệu quản

Chủ yếu là thuốc cầm máu rồi loại bỏ khối u mới mang lại hiệu quả. Thuốc cầm máu tranexamic acid uống hoặc tiêm tĩnh mạch

Tiểu buốt do lao thận hoặc lao đường tiết niệu

Chủ yếu là dùng thuốc điều trị lao kết hợp với thuốc chống lao

  • Rimifon
  • Pyrazinamide
  • Streptomycin
  • Ethambutol
  • Rifamycin

Trường hợp tiểu buốt tiểu ra máu nhiều thì có thể dùng thuốc tranexamic acid hoặc truyền máu. Các loại thuốc này theo chỉ định của các bác sĩ và phác đồ điều trị riêng của từng bệnh viện.

Tiểu buốt tiểu rắt do ung thư tuyến liệt, ung thư thận

Cần xác định là do nguyên phát hay thứ phát. Các loại thuốc thường dùng:

  • Thuốc cầm máu tranexamic acid uống hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Thuốc goserelin có tác dụng ức chế tuyến yên giảm nồng độ LH làm giảm testosterone trong máu
  • Dùng thuốc flutamid là chất chống androgen đặc hiệu. Tuy nhiên, cần lưu ý thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn nên cần được theo dõi khi sử dụng

Tuy nhiên người bệnh cần phải tiến hành thực hiện phẫu thuật, hóa trị, xạ trị theo chỉ định riêng.

Những lưu ý khi điều trị tiểu buốt tại nhà

Dù là điều trị tiểu buốt bằng thuốc hay bất kỳ phương pháp nào, nếu người bệnh vẫn duy trì thói quen sinh hoạt không lành mạnh, sẽ không mang lại hiệu quả cao. Vì vậy trong quá trình chữa tiểu buốt, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ khiến nước tiểu bị loãng ra, đồng thời còn đào thải các vi khuẩn có hại ra ngoài một cách hiệu quả.
  • Bổ sung các thực phẩm cần thiết cho cơ thể như: Cần bổ sung nhiều loại thực phẩm tươi mát như: Rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C đặc biệt là rau má, cam, chanh, bưởi, dừa, …. Đây là những thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm cao và hiệu quả.
  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ và đúng cách: Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch, nhất là trước- sau khi quan hệ tình dục, hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt hàng ngày khoa học và lành mạnh như: Rèn luyện thể dục, thể thao hàng ngày, tuyệt đối không để stress kéo dài, Ngủ đúng giờ, không nên thức quá khuya
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, … Bởi đây là những thực phẩm sẽ làm nồng độ máu tăng lên, trạng thái cơ thể thay đổi cũng rất dễ để các vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể.

Tiểu buốt khi nào thì gặp bác sĩ?

Nếu áp dụng các biện pháp chữa tiểu buốt một thời gian mà không có hiệu quả bạn thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. Vì trong trường hợp này có thể nguyên nhân gây tiểu buốt là các bệnh lý nguy hiểm nguy hiểm hoặc đã phát triển nặng cần có phác đồ điều trị riêng. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân, tình trạng bệnh và đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Trên đây là những giải đáp về tình trạng tiểu buốt tiểu rắt ở nam và nữ giới. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Tốt nhất khi có dấu hiệu của bệnh, bạn hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị chuyên sâu hơn, tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

  |   05/11/2020