Trang chủ » Bệnh nam khoa » Bao quy đầu » [Viêm bao quy đầu ở trẻ em]: Triệu chứng & cách chữa

[Viêm bao quy đầu ở trẻ em]: Triệu chứng & cách chữa

Viêm nhiễm ở bao quy đầu không chỉ gặp ở nam giới trưởng thành mà còn ở cả trẻ nhỏ. Vậy hình ảnh bao quy đầu bình thường và viêm bao quy đầu ở trẻ em như thế nào. Bé trai bị sưng đỏ ở bộ phận sinh dục có phải triệu chứng viêm nhiễm, cách chữa viêm bao quy đầu ở trẻ em ra sao? … Những thông tin này sẽ được giải đáp ngay sau đây. Mời các bạn tham khảo.

Viêm bao quy đầu ở trẻ em là gì?

Bao quy đầu dương vật là một lớp da bao bên ngoài để bảo vệ dương vật. Viêm bao quy đầu là tình trạng vi khuẩn, nấm hại, ký sinh trùng… tấn công vào khu vực bao quy đầu dương vật và gây viêm nhiễm. Cụ thể là chứng viêm bao quy đầu.

Hình ảnh viêm bao quy đầu ở trẻ em

Viêm nhiễm không chỉ gặp ở người lớn, mà trẻ nhỏ, nếu cha mẹ không chăm sóc, vệ sinh cẩn thận cũng dễ bị viêm bao quy đầu.  Có nhiều nguyên nhân khác nhau trong thói quen sinh hoạt hàng ngày hoặc do cấu trúc bao quy đầu bất thường gây viêm bao quy đầu ở trẻ em.

Căn bệnh này gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bé. Do đó các phụ huynh cần quan sát kỹ triệu chứng và kịp thời phát hiện bệnh, từ đó giúp bé sớm điều trị bệnh dứt điểm.

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ em

Khi trẻ bị viêm bao quy đầu, bạn có thể nhận biết bệnh tình của bé qua các triệu chứng sau:

  • Dương vật, đặc biệt là vùng da bao quy đầu sưng tấy, ửng đỏ, ngứa ngáy.
  • Nhìn bằng mắt thường có thể thấy xuất hiện lớp bựa bẩn trắng đục ở xung quanh lỗ sáo và bao quy đầu.
  • Xuất hiện mủ trắng ở bao quy đầu.
  • Bé ngại tiểu vì khi tiểu tiện bé sẽ cảm thấy đau buốt.
  • Bé thường sờ tay vào bao quy đầu và gãi ngứa cho dịu cơn.
  • Nước tiểu của bé không bình thường, khai nồng hơn và ngả màu vàng đục.
  • Một số trường hợp trẻ em thường quấy khóc và sốt cao.

Cha mẹ cần chú ý các biểu hiện của trẻ để sớm có phương án xử lý kịp thời, tránh để lâu khiến bệnh càng thêm nặng.

Nguyên nhân viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ 

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ em, trong đó có những nguyên nhân nổi bật sau:

Do trẻ bị dài hoặc hẹp bao quy đầu

Ở trẻ sơ sinh, bao quy đầu thường dính lấy và bao bọc đầu dương vật thành một thể thống nhất. Nó có tác dụng bảo vệ quy đầu dương vật khỏi các tác nhân có hại khi trẻ chưa thể tự bảo vệ mình. Tuy nhiên điều này lại khiến bao quy đầu của bé dễ dàng tích tụ nước tiểu và các chất cặn bã. Từ đó vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và gây bệnh viêm nhiễm.

Vệ sinh bao quy đầu không sạch sẽ, không đúng cách

Cha mẹ không biết cách vệ sinh cho trẻ khiến các cặn bã và bựa sinh dục tích tụ ở bao quy đầu. Về lâu dài, nơi đây dễ dàng xuất hiện các triệu chứng viêm.

Do lây lan viêm nhiễm từ niệu đạo

Những bé trai lớn hơn có thói quen sinh hoạt không hợp lý có thể bị viêm niệu đạo. Ví dụ các thói quen đó là hay nhịn tiểu, uống ít nước, không vệ sinh vùng kín cẩn thận sau khi tiểu tiện… Lúc này, vi khuẩn gây viêm niệu đạo có thể lây lan làm viêm nhiễm vùng bao quy đầu. Bởi bao quy đầu và lỗ tiểu có vị trí rất gần nhau.

Tổn thương cơ học xảy ra ở bao quy đầu

Tổn thương cơ học, ví do do chấn động từ bên ngoài tác động vào, có thể khiến bao quy đầu bị rách hoặc nứt. Một trong những nguyên nhân dễ gây tổn thương cơ học ở bao quy đầu của bé là do phụ huynh tự ý lộn bao quy đầu cho trẻ. Thao tác lộn không đúng cách, lộn quá tay… hoàn toàn có thể khiến bao quy đầu bị nứt hoặc rách, gây chảy máu ở bao quy đầu. Lúc này, vi khuẩn, nấm hại và ký sinh trùng có thể dễ dàng xâm nhập qua vết thương ở để gây vêm bao quy đầu.

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến viêm bao quy đầu ở trẻ như:

  • Bé bị dị ứng với các sản phẩm như xà bông, sữa tắm, các chất tẩy rửa khác…
  • Bé mặc đồ bí bách, ẩm ướt hoặc thường xuyên đeo bỉm.
  • Bé nghịch bẩn ở sông suối ao hồ hoặc tắm phải nguồn nước không đảm bảo.

Đây đều là những thói quen sinh hoạt gây tăng nguy cơ viêm bao quy đầu ở trẻ. Chỉ cần chú ý, cha mẹ có thể dễ dàng khắc phục những thói quen này.

Viêm bao quy đầu ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Viêm bao quy đầu ở trẻ em tiềm ẩn những nguy hại cho sức khỏe của bé và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này. Cụ thể những ảnh hưởng của bệnh như sau:

  • Ảnh hưởng đến quá trình phát triển và hoàn thiện của hệ sinh dục

Viêm bao quy đầu có thể khiến cho tình trạng viêm nhiễm lây lan ra các vị trí và cơ quan khác của hệ sinh dục. Ví dụ như phần quy đầu, lỗ sáo, thậm chí tinh hoàn bên trong. Điều này khiến cho các cơ quan sinh dục bị ảnh hưởng, phát triển chậm chạp và khó hoàn thiện, dẫn tới kích cỡ bé hơn bình thường.

Tất cả những điều trên khiến khả năng tình dục sau này của bé có thể bị ảnh hưởng.

  • Gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát

Viêm nhiễm trở nặng có thể lây lan, khiến trẻ xuất hiện các triệu chứng như lên cơn sốt, mệt mỏi, chán ăn… Điều này khiến sức khỏe và sức đề kháng của bé suy giảm.

  • Các ảnh hưởng khác

Viêm bao quy đầu khiến bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và giấc ngủ của bé.

Cách điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em

Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ trực tiếp quan sát triệu chứng, đánh giá tình trạng bệnh của bé. Sau khi xác định được nguyên nhân, phương pháp điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em được đưa ra. Theo đó, có ba phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ. Những phương pháp đó bao gồm:

Phương pháp nội khoa – Thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ

Với các tình trạng bệnh nhẹ, bác sĩ thường kê đơn thuốc cho bé. Thuốc chữa viêm bao quy đầu ở trẻ có thể là thuốc uống hoặc thuốc bôi. Chúng bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng nấm…
  • Thuốc bôi làm mềm da, trị các triệu chứng bệnh.

Việc sử dụng thuốc luôn cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi khi dùng sai liều, thuốc có thể sẽ gây ra một số vấn đề cho trẻ.

Phương pháp nong bao quy đầu

Với trường hợp hẹp bao quy đầu gây viêm nhiễm, bác sĩ có thể chỉ định nong bao quy đầu cho bé. Bao quy đầu sau khi nong sẽ di chuyển linh động, giúp cha mẹ vệ sinh vùng kín cho bé dễ dàng hơn. Có 2 cách bố mẹ có thể áp dụng để nong bao quy đầu gồm:

  • Dùng tay nong bao quy đầu: Nhẹ nhàng dùng tay kéo lớp da bao quy đầu xuống để nong. Quá trình này cần hết sức cẩn thận, vì nong quá đà có thể khiến bế cảm thấy đau đớn và làm tổn thương dương vật của bé.
  • Nong bao quy đầu sử dụng thuốc bôi: Cha mẹ có thể dùng thuốc bôi trị hẹp bao quy đầu cho bé. Loại thuốc này giúp quá trình nong bao trở nên dễ dàng, giúp bé ít cảm thấy đau hơn.

Bạn nên áp dụng song song hai cách này tại nhà khi tắm cho bé. Tuy nhiên bạn vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và nắm vững các bước nong bao quy đầu để tránh cho bé tổn thương không đáng có.

Phương pháp cắt bao quy đầu

Với các bé trai bị viêm bao quy đầu nặng do dài hoặc hẹp bao quy đầu, bác sĩ có thể chỉ định cắt bao quy đầu. Sau khi cắt bao quy đầu, tình trạng dài hoặc hẹp bao quy đầu được chữa trị dứt điểm, tình trạng viêm cũng sẽ biến mất. Lúc này bệnh cũng hạn chế tái phát trở lại.

Hiện nay có nhiều phương pháp cắt bao quy đầu khác nhau. Tuy nhiên cha mẹ hãy lựa chọn phương pháp cắt bao quy đầu bằng công nghệ thế hệ mới. Bởi đây là phương pháp cắt bao quy đầu hạn chế xâm lấn, giúp bé giảm cơn đau và giảm chảy máu ở mức tối đa.

Xem thêm: [Tư Vấn] Cắt bao quy đầu ở trẻ em khi nào? Ở đâu?

Cách phòng tránh viêm bao quy đầu cho trẻ nhỏ

Viêm bao quy đầu ở trẻ em gây ra rất nhiều phiền toái và những mối nguy hại về sức khỏe. Do đó cha mẹ hãy chủ động giúp bé phòng tránh căn bệnh này bằng các biện pháp sau:

  • Giúp bé vệ sinh dương vật sạch sẽ hàng ngày. Với trẻ đã được lộn bao quy đầu, cần nhẹ nhàng vuốt ngược bao quy đầu ra để rửa trôi các chất cặn rồi mới vuốt xuôi bao quy đầu về như cũ. Quá trình vệ sinh cần nhẹ nhàng, khéo léo, tránh mạnh tay hoặc chà xát mạnh gây tổn thương.
  • Quá trình tự lộn bao quy đầu cho bé cần hết sức cẩn thận. Chỉ nên lộn bao cho bé khi bắt buộc phải lộn, và khi có chỉ định của bác sĩ. Trong hầu hết các trường hợp, bao quy đầu của bé sẽ tự lộn trước khi bé lên 3 tuổi.
  • Không dùng các sản phẩm sữa tắm, xà bông gây kích ứng cho bé. Tốt nhất nên dùng loại có xuất xứ thiên nhiên, an toàn khi sử dụng.
  • Nếu cho bé dùng bỉm thì cần chú ý thay bỉm cho bé thường xuyên. Khi thay thì dùng nước ấm vệ sinh lại vùng kín cho bé, lau khô rồi mới đeo bỉm mới.
  • Không cho trẻ bơi hoặc tắm ở những vùng ao hồ sông suối bị ô nhiễm.

Ngoài ra, cha mẹ hãy chủ động điều trị cho bé nếu bé gặp phải tình trạng dài, hẹp bao quy đầu bẩm sinh. Vì đây là những bệnh rất dễ gây ra viêm bao quy đầu.

Qua bài viết trên, hy vọng các bậc cha mẹ đã hiểu hơn về căn bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ em. Đối với trẻ nhỏ, viêm bao quy đầu không phải bệnh lý quá nghiêm trọng. Vì thế cha mẹ cần bình tĩnh để giúp con khắc phục vấn đề hiệu quả, kịp thời.

Xem thêm: https://www.rohm.com/web/bacsybuingoclam/home/-/blogs/-viem-bao-quy-au-hinh-anh-dau-hieu-thuoc-chua-hieu-qua

  |   27/10/2020