Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » Vô sinh ở nữ là như thế nào? Nguyên nhân, dấu hiệu & thuốc chữa

Vô sinh ở nữ là như thế nào? Nguyên nhân, dấu hiệu & thuốc chữa

Hiện nay, tình trạng vô sinh – hiếm muộn xảy ra ở các cặp vợ chồng xuất hiện ngày càng nhiều. Theo một nghiên cứu cho thấy, trong gần 10.000 cặp vợ chồng thì có đến 3,1% cặp đôi bị vô sinh, trong đó có đến gần 38% trường hợp vô sinh xuất phát từ nữ giới. Những con số này đang tăng dần và ở mức báo động, tuy nhiên sự hiểu biết về nguy cơ gây vô sinh ở nữ vẫn còn thấp. Đặc biệt là mối nguy hại từ các biến chứng từ các bệnh phụ khoa.

Vô sinh ở nữ là gì?

Vô sinh nữ là tình trạng nữ giới khó có thể mang thai mặc dù tinh trùng của nam giới bình thường. Đồng thời, các cặp vợ chồng không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào trong vòng 6 tháng, nhưng vẫn không có thai.

Tình trạng vô sinh có thể gặp ở mọi chị em. Phổ biến ở những bạn gái bị rối loạn hormone nội tiết tố, mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa, lạm dụng thuốc tránh thai hay phá thai nhiều lần.

vô sinh ở nữ là như thế nào

Vô sinh nữ được chia thành hai dạng như sau:

  • Vô sinh nguyên phát: Là những nữ giới chưa từng mang thai lần nào. Có quan hệ tình dục trong vòng 1 năm những không dùng các biện pháp tránh thai nào.
  • Vô sinh thứ phát: Xảy ra ở những nữ giới từng mang thai, nhưng bị sảy thai hoặc mang thai ngoài dạ con. Sau đó không thể mang thai tiếp nữa.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng vô sinh nữ

Có khá nhiều dấu hiệu để nhận biết vô sinh ở nữ giới, nhưng đôi khi chị em lại chủ quan mà bỏ lỡ những triệu chứng này. Khiến cho việc phát hiện bệnh muộn và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tình trạng vô sinh nữ:

Kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt thước đo tình trạng sức khỏe sinh sản của chị em. Việc nữ giới mắc chứng kinh nguyệt không đều, kinh ra nhiều hoặc ra ít, rong kinh, chậm kinh, vô kinh…đều là những dấu hiệu rối loạn nội tiết tố. Điều này khiến nữ giới khó xác định được thời điểm rụng trứng để thụ thai, làm suy giảm khả năng sinh sản.

Ra khí hư bất thường

Khí hư cũng là dấu hiệu giúp chị em nhận biết được mình đang mắc phải vấn đề gì ở cơ quan sinh sản. Bởi, nếu khí hư thay đổi về màu sắc, tính chất, cũng như mùi…Đều là dấu hiệu cảnh bảo các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người bệnh.

Cảm giác đau

Tình trạng đau khi quan hệ tình dục, đau bụng dưới, đau khi đến chu kỳ kinh, đau vùng chậu…là những dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh sản.

Tuyến vú kém phát triển

Bước vào độ tuổi dậy thì, hormone estrogen trong cơ thẻ của chị em sẽ bắt đầu tiết ra và kích thích phát triền vùng ngực. Tuy nhiên, với những bạn gái đã qua 18 tuổi mà tuyến vú chưa phát triển. Có thể do thiếu nội tiết estrogen, gây ra buồng trứng kém phát triển. Đồng thời gian khả năng thụ thai.

Bên cạnh đó, những dấu hiệu bất thường như: Tăng cân đột ngột, mọc nhiều mụn, thay đổi màu da, cơ thể mệt mỏi, xanh xao…Cũng là những dấu hiệu cho thấy sức khỏe sinh sản của chị em đang gặp vấn đề.

Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ

Theo các chuyên gia cá nguyên nhân phổ biến dẫn đến vô sinh bao gồm:

nguyên nhân gây vô sinh o nu gioi

Bệnh lý ở vòi trứng

Viêm tắc vòi trứng là một trong những nguyên nhân điển hình dẫn đến vô sinh. Vòi trứng bị tắc khiến trứng không thể di chuyển đến tử cung để thụ thai. Từ đó khả năng thụ thai thành công bị giảm và dẫn đến vô sinh. Ngoài ra tắc vòi trứng còn gây ra mang thai ngoài tử cung ngay tại vòi trứng. Đây là tình trạng rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của thai phụ.

Bệnh lý ở buồng trứng

Các bệnh lý ở buồng trứng như viêm buồng trứng, buồng trứng đa nang…gây suy giảm chức năng sản xuất trứng. Trứng bị giảm cả về số lượng và chất lượng làm giảm tỷ lệ thụ thai thành công. Chu kỳ rụng trứng cũng không đều cũng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Nếu các bệnh lý này không được điều trị kịp thời, nguy cơ vô sinh là rất cao.

Bệnh lý ở cổ tử cung

Cổ tử cung là nơi thai nhi làm tổ và phát triển nên nó đóng vai trò rất quan trọng trong khả năng sinh sản. Các bệnh lý ở tử cung như u xơ tử cung, dính tử cung có thể ảnh hưởng đến hoạt động thụ thai. Từ đó người bệnh có thể bị vô sinh hiếm muộn.

Tuổi tác

Phụ nữ càng lớn tuổi thì khả năng sinh sản càng giảm. Sau 35 tuổi, nội tiết tố suy giảm, chị em sẽ khó mang thai hơn. Ngoài ra nếu chị em hay uống rượu bia, sử dụng chất kích thích hoặc hút thuốc thì càng làm suy giảm khả năng sinh sản.

Vô sinh có chữa được không?

Vô sinh nữ có chữa được không là câu hỏi mà nhiều chị em bị vô sinh quan tâm. Hiện nay đã có rất nhiều chị em điều trị vô sinh thành công. Tùy vào tình trạng của từng người mà áp dụng phương pháp điều trị khác nhau. Điều trị càng sớm thì tỷ lệ thành công càng cao. Trong quá trình điều trị người bệnh cũng cần hợp tác với bác sĩ và chăm sóc sức khỏe theo đúng hướng dẫn.

Vì vậy chị em không nên quá lo lắng, nếu sau 6 tháng đến một năm sinh hoạt tình dục bình thường mà không có thai, bạn nên đi thăm khám để điều trị sớm.

Cách chữa bệnh vô sinh cho nữ giới

Để chữa vô sinh hiếm muộn, bác sĩ sẽ phải căn cứ vào các yếu tố sau:

  • Nguyên nhân gây vô sinh
  • Thời gian vô sinh
  • Tuổi của hai vợ chồng
  • Cá nguyên nhân không chữa được.
  • Các biện pháp điều trị vô sinh

Hiện nay có một số phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn như sau:

  1. Kích thích rụng trứng bằng thuốc sinh sản

Nếu nguyên nhân gây vô sinh là rối loạn rụng trứng dẫn đến khó thụ thai thì phương pháp điều trị là sử dụng thuốc kích thích rụng trứng. Các loại thuốc này sẽ kích thích buồng trứng giải phóng nhiều trứng hơn, làm tăng khả năng thụ thai thành công. Bình thường trong một chu kỳ, chỉ có một trứng rụng. Khi uống thuốc kích thích, trứng rụng nhiều hơn khoảng 2-3 quả hoặc nhiều hơn.

Các loại thuốc kích thích trứng rụng phổ biến là:

  • Clomiphene citrate (Clomid, Serophene)
  • Gonadotropins (như là Gonal-F, Follistim, Humegon và Pregnyl)
  • Hoặc letrozole
  • Gonadotropin: áp dụng trong trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân.
  • Metformin: áp dụng cho trường hợp buồng trứng đa nang và bị kháng insulin.
  1. Chữa vô sinh bằng thụ tinh trong tử cung

Bằng các biện pháp kỹ thuật, bác sĩ sẽ đưa trực tiếp tinh trùng vào trong tử cung. Để thực hiện phương pháp, cả hai vợ chồng phải đi khám ở bệnh viện. Đầu tiên bác sĩ sẽ lấy tinh trùng của nam giới, qua sàng lọc để lựa chọn những tinh trùng khỏe mạnh nhất. Còn người vợ được hướng dẫn cách canh ngày rụng trứng. Khi đến chu kỳ rụng trứng, người vợ sẽ đến bệnh viện để bác sĩ thực hiện thụ tinh.

Trong trường hợp người vợ mắc các bệnh lý về buồng trứng thì có thể được sử dụng thêm thuốc kích thích trứng rụng.

  1. Phẫu thuật chữa vô sinh hiếm muộn

Phương pháp này được áp dụng khi vô sinh do các bệnh lý cổ tử cung gây ra như: polyp nội mạc tử cung, u xơ tử cung.

Phương pháp phẫu thuật được áp dụng là mổ nội soi. Bác sĩ sẽ ống nội soi đầu dò để cắt bỏ các polyp nội mạc tử cung và u xơ. Mổ nội soi hạn chế hình thành sẹo trên da và rút ngắn thời gian hồi phục.

  1. Thụ tinh trong ống nghiệm IVF

Thụ tinh trong ống nghiệm được áp dụng khi thụ tinh nhân tạo nhiều lần nhưng không thành công. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ cho người vợ uống thuốc kích trứng. Sau đó bác sĩ theo dõi quá trình phát triển của trứng, đến khi trứng đủ điều kiện để thụ thai thì lấy ra ngoài. Tinh trùng của người chồng cũng được thu thập và sàng lọc nhưng tinh trùng khỏe mạnh nhất.

Sau khi tinh trùng và trứng được đưa ra ngoài sẽ tiến hành thụ tinh để tạo thành phôi thai. Phôi thai sau đó sẽ được cấy vào tử cung, số còn lại được lưu giữ để phòng trường hợp sảy thai.

  1. Hiến trứng

Trong trường hợp buồng trứng hoạt động lỗi hoặc trứng không đảm bảo để thụ thai thì phải lấy trứng hiến để thụ thai. Bạn có thể chủ động tìm người hiến trứng hoặc mua ở ngân hàng trứng.

Sau khi có trứng hiến, tùy vào từng trường hợp mà tiến hành thụ tinh trong tử cung hoặc thụ tinh trong ống nghiệm rồi cấy vào tử cung.

  1. Mang thai hộ

Nếu phụ nữ có tử cung không bình thường, không thể mang thai tự nhiên thì có thể áp dụng biện pháp mang thai hộ. Trứng của người vợ thụ tinh với tinh trùng của người chồng, sau đó cấy phôi vào tử cung của người mang thai hộ.

  1. Phương pháp điều trị vô sinh ở nữ thứ phát

Nếu các cặp vợ chồng đã từng sinh con nhưng sau một thời gian không có thai tự nhiên thì được gọi là vô sinh thứ phát. Để xác định nguyên nhân, bác sĩ cũng áp dụng các biện pháp chẩn đoán như vô sinh nguyên phát.

Các biện pháp được áp dụng để điều trị vô sinh thứ phát là:

Có chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh

Nguyên nhân khiến nhiều cặp vợ chồng không thể sinh con tiếp có thể do ăn uống thiếu chất, lối sống không lành mạnh. Để khắc phục điều này, hai vợ chồng có thể thực hiện các biện pháp sau;

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Duy trì cân nặng hợp lý, không tăng giảm cân đột ngột
  • Hạn chế uống rượu bia, hay các chất kích thích
  • Không hút thuốc lá

Điều trị nội khoa

Nếu nguyên nhân gây vô sinh là do các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thì được điều trị bằng thuốc. Bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc để tiêu viêm và loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra bác sĩ cũng kê thêm các loại thuốc bổ để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe và khả năng sinh sản.

Điều trị ngoại khoa

Các biện pháp ngoại khoa áp dụng cho các trường hợp bệnh lý nghiêm trọng như:

  • Xoắn tinh hoàn
  • Tắc vòi trứng, tắc ống dẫn tinh
  • Buồng trứng đa nang
  • U xơ tử cung
  • Viêm lộ tuyến

Các phương pháp hỗ trợ sinh sản

Sau khi thực hiện tất cả các biện pháp trên mà không có hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như ở vô sinh nguyên phát là:

  • Bơm tinh trùng vào tử cung
  • Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF);

Trên đây là những thông tin về vô sinh nữ và cách điều trị hiệu quả. Nếu trong vòng 1 năm chưa mang thai chị em hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám và được điều trị kịp thời.

  |   07/07/2021