Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » Xét nghiệm Pap là gì? Giá bao nhiêu?

Xét nghiệm Pap là gì? Giá bao nhiêu?

Xét nghiệm Pap là xét nghiệm được thực hiện cho nữ giới, để chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung. Vậy cụ thể xét nghiệm Pap là gì? Những ai lên tiến hành xét nghiệm này? Xét nghiệm Pap được tiến hành như thế nào? Cần lưu ý gì trước và sau khi thực hiện xét nghiệm Pap? Đó là nội dung mà bạn sẽ tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Xét nghiệm Pap là gì?

Xét nghiệm Pap còn được gọi là xét nghiệm Pap smear. Đây là phương pháp phết tế bào cơ tử cung và đem đi xét nghiệm, để xác định các tế bào ung thư. Xét nghiệm Pap là phương pháp chẩn đoán tiền ung thư cổ ung thư cổ tử cung rất chính xác.

Bác sĩ đã thu thập các tế bào ở bề mặt của tử cung và đưa lên một tấm lam (phết pap) đề kiểm tra dưới kính hiển vi. Thông qua việc này, bác sĩ sẽ tìm ra được sự biến dạng và thay đổi bất thường của tế bào. Để xác định có phải ung thư cổ tử cung hay không, bác sĩ có thể phải tiến hành xét nghiệm nhiều lần.

Nêu kết quả pap cho thấy có sự bất thường ở cổ tử cung thì bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm virus HPV. Virus HPV là một yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung rất cao. Đây là loại virus lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Virus này có rất nhiều chủng loại, trong đó HPV 16, 18 có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao.

Xét nghiệm Pap là gì

Ai nên thực hiện xét nghiệm PAP

Bất kỳ nữ giới nào cũng có thể đi xét nghiệm pap để tầm soát tiền ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên những đối tượng dưới đây có nguy cơ cao mắc bệnh và nên đi xét nghiệm thường xuyên:

  • Xét nghiệm đã cho thấy có tế bào tiền ung thư
  • Phơi nhiễm với diethylstilbestrol trước khi sinh
  • Hệ miễn dịch yếu do phải điều trị ung thư, ghép nội tạng hoặc sử dụng corticosteroid  kéo dài
  • Bị nhiễm HPV

Những lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm PAP

Để thuận lợi cho bác sĩ xét nghiệm pap và đảm bảo xét nghiệm chính xác, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Kiêng quan hệ tình dục 2 đến 3 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm
  • Không sử dụng các sản phẩm có thể làm rửa trôi các tế bào bất thường ví dụ: băng vệ sinh, thuốc đặt âm đạo hoặc thụt rửa âm đạo.
  • Bạn nên tránh xét nghiệm Pap trong thời gian kinh nguyệt hoặc gần chu kỳ kinh nguyệt. Tốt nhất nên đi xét nghiệm sau khi kết thúc kỳ kinh 5 ngày.
  • Việc thực hiện xét nghiệm Pap có thể gây kích thích bàng quang, do đó bạn nên đi tiểu trước hết xét nghiệm.
  • Ko xét nghiệm Pap smear khi đang trong kì nguyệt san: Máu kinh có thể khiến bác sĩ khó phát hiện các tế bào bất thường và gây ra kết quả không chính xác.
  • Nếu bạn đã thực hiện xét nghiệm Pap và có kết quả thi nên thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện lần sau.
  • Ngoài ra nếu bạn đã từng làm nội soi và sinh thiết cổ tử cung thì cũng nên thông báo kết quả với bác sĩ.

Quy trình thực hiện xét nghiệm Pap

Xét nghiệm Pap là một xét nghiệm đơn giản, được thực hiện trong khoảng vài phút. Xét nghiệm này không gây đau đớn gì cả. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy khó chịu nếu chưa làm trống bàng quang trước khi khám. Các bác sĩ và y tá sẽ hỗ trợ để hướng dẫn bạn trong quá trình thực hiện.

Trước khi thực hiện xét nghiệm pap, bác sĩ sẽ cần hỏi một số câu liên quan như:

  • Bạn có đang mang thai không?
  • Bạn đang áp dụng biện pháp tránh thai nào?
  • Bạn có đang uống loại thuốc điều trị bệnh nào gần đây không?
  • Bạn có hút thuốc lá không?
  • Chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng là khi nào và kéo dài bao lâu?
  • Vùng kín có biểu hiện ngứa ngáy bất thường hay không?
  • Bạn đã thực hiện các thủ thuật ngoại khoa, hoặc phẫu thuật ở cơ quan sinh sản chưa?
  • Các kết quả xét nghiệm Pap lần trước như thế nào?

Sau khi đã xác định được tình hình, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm Pap. Người bệnh sẽ nằm ngửa trong tư thế khám phụ khoa, gối gập, hai chân dang rộng. Sau đó bác sĩ lấy dụng cụ để mở âm đạo. Nó còn được gọi là mỏ vịt giúp bác sĩ nhìn rõ cổ tử cung. Sau khi đã khám lâm sàng bề mặt cổ tử cung, bác sĩ sẽ dùng tăm bông hoặc bàn chải để tạo ra các tế bào ở cổng ngoài và cổ trong của cổ tử cung.

Các tế bào sau đó sẽ được đem vào phòng xét nghiệm để phân tích trên kính hiển vi. Kết quả sẽ có sau 1 tuần.

Lưu ý sau xét nghiệm: Nếu kết quả xét nghiệm với tế bào cổ tử cung cho thấy các tế bào bất thường hoặc dương tính với virus HPV thì người bệnh có thể phải thực hiện các xét nghiệm bổ sung khác. Đó là các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung rất quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy việc xét nghiệm sàng lọc định kỳ sẽ giúp phát hiện sự thay đổi tế bào cổ tử cung để chẩn đoán sớm ung thư.

Bao lâu thì nên làm lại xét nghiệm PAP

Tùy từng đối tượng mà thời gian nên xét nghiệm lại Pap sẽ khác nhau. Theo các tổ chức y khoa, nữ giới từ 21 đến 29 tuổi nên xét nghiệm Pap định kỳ 3 năm 1 lần. Còn từ 30 tuổi trở đi việc xét nghiệm sẽ tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm HPV.

Nếu xét nghiệm HPV dương tính thì đó là yếu tố nguy cơ rất cao dẫn đến ung thư cổ tử cung. Do đó, bạn phải tiến hành đồng thời xét nghiệm Pap và HPV. Còn nếu xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính, thì bạn có thể xét nghiệm pap 3 năm một lần.

Xét nghiệm HPV cũng được thực hiện tương tự như xét nghiệm Pap. Bác sĩ cũng dùng dụng cụ mở âm đạo để phết tế bào trong cổ tử cung. Xét nghiệm này nhằm phát hiện virus HPV 16, 18 là tác nhân chính gây ung thư cổ tử cung. Trong trường hợp dương tính với virus HPV thì người bệnh sẽ phải tiếp tục thực hiện xét nghiệm HPV phân biệt để xem đó có phải là chủng loại virus HPV gây ung thư cổ tử cung không.

Ngoài ra trong quá trình xét nghiệm, nếu bác sĩ thấy người bệnh có nhiều yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung thì bác sĩ sẽ khuyên người bệnh xét nghiệm Pap tần suất thường xuyên hơn.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung là:

  • Đã có chẩn đoán phát hiện tế bào ung thư cổ tử cung
  • Xét nghiệm Pap cho thấy sự xuất hiện của tế bào tiền ung thư
  • Đã sử dụng thuốc diethylstilbestrol trước khi sinh
  • Nhiễm HPV
  • Sức đề kháng kém do phải ghép tạng, hóa trị hoặc sử dụng thuốc có chứa corticosteroid kéo dài
  • Người bệnh có hút thuốc lá

Tóm lại khoảng thời gian nên làm xét nghiệm Pap lại sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng như cân nhắc của bác sĩ.

Vì sao phải thường xuyên làm xét nghiệm PAP?

Bạn nên thường xuyên làm xét nghiệm Pap vì đây là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý là xét nghiệm tế bào cổ tử cung cũng có thể cho kết quả âm tính giả. Điều này có nghĩa rằng xét nghiệm không phát hiện bất kỳ tế bào ung thư nào nhưng thật ra ung thư đang tiến triển.

Kết quả âm tính giả là ngẫu nhiên, không phải do quy trình thực hiện có vấn đề. Một số yếu tố khách quan làm tăng khả năng gây ra kết quả âm tính giả là:

  • Số lượng tế bào phép cổ tử cung quá ít
  • Các tế bào ung thư chưa đủ những phát hiện
  • Các tế bào có thể bị che khuất bởi tế bào máu

Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính giả thì việc thực hiện lại sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác bệnh lý hơn. Ung thư cổ tử cung có thể phát triển trong nhiều năm. Trong giai đoạn đầu, bệnh hầu như không có triệu chứng nên việc xét nghiệm thường xuyên sẽ giúp việc chẩn đoán bệnh sớm nhất. Đây là phương pháp tối ưu để tầm soát ung thư cổ tử cung, nhằm kịp thời phát hiện và điều trị sớm nhất.

Vì vậy nếu có các yếu tố nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, mặc dù kết quả lần trước là âm tính thì bạn vẫn nên thực hiện định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi nào thì có thể ngừng làm xét nghiệm PAP?

Bạn có thể không cần thực hiện xét nghiệm Pap trong các trường hợp sau:

Cắt toàn bộ tử cung

Đối với phụ nữ không còn nhu cầu sinh con thì cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung chính là cắt bỏ toàn bộ tử cung. Khi đã cắt bỏ cổ tử cung, bạn sẽ không mắc các bệnh lý liên quan đến tử cung u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung. Vì vậy bạn sẽ không phải tiến hành thực hiện xét nghiệm pap nữa.

Tuy nhiên điều cắt bỏ cổ tử cung để loại bỏ các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư thì bác sĩ sẽ phải tiến phết các tế bào cổ tử cung.

Lớn hơn 65 tuổi

Nếu đã ngoài 65 tuổi và các kết quả xét nghiệm Pap lần trước là âm tính thì không cần thiết phải xét nghiệm Pap nữa.

Xét nghiệm pap là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung đem lại hiệu quả rất cao. Việc làm này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp người bệnh chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung. Từ đó họ sẽ có cơ hội chữa khỏi cao, cũng như phát hiện được nguy cơ ung thư xảy ra trong tương lai. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có những thông tin hữu ích về xét nghiệm Pap và biết thêm được một phương pháp để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

  |   20/07/2021