Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Tiểu ra máu là một triệu chứng ở đường tiết niệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Vì vậy khi gặp trường hợp này, bạn phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có phương pháp chữa trị kịp thời. Vậy đi tiểu ra máu là bệnh gì? Các bệnh lý này có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị chứng ra sao? Nội dung sau đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này!

Tiểu ra máu là gì?

Tiểu ra máu là tình trạng nước tiểu có chứa máu tươi hoặc chuyển sang màu hồng, màu đỏ. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý đường tiết niệu hoặc các bệnh lý sinh dục.

>>> Xem thêm: Viêm đường tiết niệu nữ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa

Vậy cụ thể đi đái ra máu là hiện tượng gì ở nữ giới?

Có bác sĩ chuyên khoa đi đái ra máu làm hai loại:

  • Đái máu đại thể: Đây là tình trạng nước tiểu chuyển hẳn sang màu đỏ sẫm rất dễ nhận biết. Ở mức độ nhẹ, nước tiểu có màu hồng nhạt. Cũng có trường hợp nước tiểu màu nâu sẫm và có nắng thật nâu.
  • Đái máu vi thể: Bằng mắt thường không thể quan sát được có máu trong nước tiểu. Nước tiểu vẫn có màu bình thường nhưng thực tế có hồng cầu ở trong nước tiểu. Thông thường người bệnh rất khó phát hiện bệnh tự nhiên mà phải thông qua thăm khám.

Cũng có trường hợp nước tiểu màu hồng hoặc màu đỏ nhưng không phải do bệnh lý. Mà là do chế độ ăn có những thực phẩm với màu sắc đỏ như củ dền, củ cải đường, quả mâm xôi. Do nguyên nhân này gây ra thì đái ra máu hoàn toàn vô hại.

Một số trường hợp cũng bị đi tiểu ra máu sau khi quan hệ tình dục. Lý do của điều này có thể do quan hệ tình dục thô bạo gây tổn thương âm đạo và niệu đạo. Khi đó, nữ giới đi tiểu có thể bị dính một chút máu.

Đi tiểu ra máu hãy cảnh giác bởi bệnh nguy hiểm

Tiểu ra máu là bệnh gì?

Khi bị tiểu ra máu, bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám. Vì đây có thể là nguyên nhân của rất nhiều bệnh lý. Cụ thể những nguyên nhân gây đi đái ra máu là:

Đi tiểu ra máu và buốt do bệnh lý ở bàng quang 

Bệnh lý bàng quang gây ra đi tiểu ra máu bao gồm: Sỏi bàng quang, túi thừa, viêm bàng quang, u bàng quang. Ngoài triệu chứng trên thì người bệnh còn đi tiểu khó, tiểu lắt nhắt. Các bệnh lý này rất khó phát hiện mà phải siêu âm.

Đi tiểu ra máu không đau – bệnh ở niệu đạo

Bệnh ở niệu đạo gây tiểu ra máu có thể là polyp niệu đạo. Người bệnh cũng bị đi tiểu khó, tiểu lắt nhắt, són tiểu. Căn bệnh này có thể được phát hiện thông qua nội soi niệu đạo.

Đi tiểu ra máu hồng – bệnh sỏi thận

Nước tiểu màu đỏ là một triệu chứng rất nguy hiểm. Nó cảnh báo các bệnh về thận. Trong đó, sỏi thận khiến người bệnh mất nhiều máu nhất và cũng gây ra những cơn đau. Biện pháp để xác định căn bệnh này là siêu âm để xác định tại trong thận.

Đi tiểu ra máu tươi – do lao thận

Bệnh lao thận thường kèm theo viêm bàng quang. Căn bệnh này có triệu chứng là đi tiểu ra máu ở cuối bãi, đi tiểu lắt nhắt, són tiểu và bị đau khi đi tiểu. Khi xét nghiệm chụp UIV sẽ thấy đài thận bị cắt cụt. Còn xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy trực khuẩn lao.

Đái ra máu ở nữ là bệnh ung thư thận

Đi đái ra máu là triệu chứng điển hình xuất hiện trong nhiều người bệnh ung thư thận. Chụp UIV người bệnh sẽ thấy khuyết một hoặc nhiều đài thận hoặc biến dạng đài – bể thận.

Tiểu ra máu do thận đa nang

Căn bệnh này khiến người bệnh đi tiểu ra máu ở nữ, tiểu ra mủ, Urê trong máu tăng cao. Ung thư khiến người bệnh luôn cảm thấy đau thắt lưng. Thăm khám sẽ thấy khối u vùng hố thận, chụp UIV thấy bể thận và đài thận dài ra.

Đái ra máu là bệnh gì ở phụ nữ – viêm cầu thận

Bệnh lý này gây ra các triệu chứng là nhiễm trùng da, họng, sốt và đau hai bên thắt lưng. Bệnh ở dạng đái máu vi thể.

Nhồi máu thận: Bệnh lý này thường khiến người bệnh đau vùng thắt lưng, đi tiểu ít và có thể mắc các bệnh tim.

Viêm thận – bể thận

Đi đái ra máu là hiện tượng gì ở nữ giới? Nếu kèm theo triệu chứng rét run, tiểu buốt, đau vùng thắt lưng ,thận to, thì có thể đó là bệnh viêm thận bể thận.

Do chấn thương

Đi đái ra máu cũng có thể là kết quả của việc chấn thương bàng quang dù chậm hoặc vùng thắt lưng. Các hoạt động có thể gây ra chấn thương này như đá bóng, bơi lội, đấm bốc. Nếu đây là nguyên nhân thì nó sẽ dần bình phục trong khoảng 24 đến 48 giờ.

Rất nhiều các vận động viên sau khi vận động thể thao bơi lội, đấm bốc, đá bóng hay bị đi tiểu ra máu. Đặc biệt là vận động viên marathon có đến 18% mắc phải vấn đề này. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên do cơ thể hoạt động quá sức. Tình trạng này sẽ thuyên giảm dần trong vòng 24 đến 48 giờ.

Đi đái ra máu do bệnh xã hội 

Các bệnh xã hội đó là bệnh lậu hay bệnh Chlamydia. Đây là những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Ngoài đi tiểu ra máu thì người bệnh còn ngứa ngáy cơ quan sinh dục và xuất hiện nhiều mụn đỏ ở vùng kín. Các căn bệnh này sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của giới. Ngoài ra, các bệnh lý này cũng dễ lây truyền sang cho nam giới khi quan hệ tình dục không an toàn..

Viêm nhiễm phụ khoa

Đái ra máu ở nữ là bệnh gì? Đó là những bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm cổ tử cung, u xơ buồng trứng, viêm vùng chậu. Các bệnh lý này có thể gặp phải ở nữ giới quan hệ tình dục không an toàn.

Triệu chứng của bệnh là thường xuyên đau bụng dưới, đau vùng xương chậu, ra nhiều khí hư có mùi hôi. Đây là những bệnh lý có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất trứng và chất lượng trứng. Do đó chị em nên thăm khám sớm để điều trị ngăn ngừa nguy cơ vô sinh.

Tiểu ra máu và buốt do đặt ống thông tiểu

Nguyên nhân tiếp theo khi đi tiểu ra máu và buốt là do đặt vòng niệu đạo. Đây là phương án cho những người bị khó khăn khi đi tiểu. Quá trình đặt ống thông tiểu có thể làm niệu đạo bị tổn thương. Hoặc các loại vi khuẩn theo tổng thống tiểu xâm nhập vào niệu đạo và gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đi đái ra máu.

Nước tiểu màu đỏ do sử dụng một số loại thuốc

Nguyên nhân khác khiến cho nước tiểu màu đỏ do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Đó là những loại thuốc sau:

  • Thuốc chống đông máu: như warfarin và aspirin
  • Thuốc chống viêm không steroid, hay NSAID: Sẽ gây đi tiểu ra máu nếu sử dụng trong thời gian dài.
  • Cyclophosphamide và ifosfamide: gây viêm bàng quang xuất huyết
  • Senna: Thuốc nhuận tràng

Tiểu ra máu do ung thư

Cuối cùng tình trạng tiểu ra máu có thể là triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang. Người bệnh sẽ có thêm các triệu chứng khác như đau âm ỉ vùng chậu, đau lưng dưới khi đau xương…

Cách chẩn đoán chứng tiểu ra máu

Nếu thấy màu có màu hồng đỏ thì không khó để xác định bệnh lý này. Trường hợp đi tiểu ra máu khi thể không nhận thấy có sự thay đổi màu sắc nước tiểu thì khó nhận biết hơn. Cả hai trường hợp đều dễ dàng áp dụng các biện pháp xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh.

Các cách chuẩn đoán chứng đi đái ra máu là:

Xét nghiệm nước tiểu: Phương pháp này nhằm xác định các vi khuẩn tác nhân gây bệnh có trong nước tiểu.

Thăm dò hình ảnh: Các phương pháp được áp dụng là:

  • Siêu âm
  • Chụp bụng không chuẩn bị,
  • Chụp thận ngược dòng có bơm thuốc cản quang (UPR)
  • Chụp thận có thuốc (UIV)
  • Chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt (MSCT)
  • Chụp cắt lớp điện toán (CT)
  • Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI)

Các phương pháp trên nhằm xác định sỏi và khối u cũng như các dấu hiệu ung thư ở những cơ quan trong đường hệ tiết niệu. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể thực hiện rò ruột bàng quang để xác định đi tiểu ra máu từ một thận hay hai thận.

Cách chữa đi tiểu ra máu ở phụ nữ

Sau khi thăm khám xác định các triệu chứng cũng như thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây tiểu ra máu. Từ đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc thực hiện các phương pháp điều trị thích hợp. Nếu bệnh lý nặng thì sẽ phải thực hiện điều trị ngoại khoa phẫu thuật.

Cụ thể các phương pháp điều trị đi tiểu ra máu ở phụ nữ là:

  • Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang sẽ điều trị bằng thuốc kết hợp với uống nhiều nước để đào thải thận ra ngoài. Nếu sỏi quá to thì sẽ áp dụng biện pháp sóng xung kích để làm tiêu tán sỏi.
  • Đi tiểu ra máu do các bệnh ung thư thì phải điều trị bằng các biện pháp điều trị ung thư nhưng dùng thuốc đặc trị hóa trị hoặc phẫu thuật.
  • Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa được điều trị bằng thuốc đặt âm đạo áo hoặc các biện pháp ngoại khóa thích hợp.

Bên cạnh đó, người bệnh cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dừng sử dụng thuốc điều trị bệnh. Việc này sẽ khiến cho vi khuẩn nhờn thuốc khiến việc điều trị không dứt điểm. Khi đó bệnh sẽ chuyển sang mãn tính và rất khó điều trị triệt để.

Đi tiểu ra máu là triệu chứng rõ ràng của các bệnh lý. Đó có thể là bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh đường tiết niệu, thậm chí  bao gồm cả ung thư. Vì vậy bạn phải nhanh chóng điều trị tình trạng này để ngăn ngừa những ảnh hưởng của bệnh. Ngay khi thấy có biểu hiện đi đái ra máu hay đi thăm khám càng sớm càng tốt nhé.

  |   19/06/2021